Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thu Huyền
Thứ sáu, 23/12/2022 - 13:46
(Thanh tra) - Trong đơn khiếu nại gửi các cơ quan có thẩm quyền, bà Nguyễn Thị Thu Hương (trú tại phường Ninh Thạnh, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) cho rằng vụ tranh chấp đất đai mà bà là đương sự đã trải qua hơn 16 năm, nhiều lần xét xử nhưng quyền và lợi ích chính đáng của gia đình bà vẫn chưa được bảo vệ một cách thỏa đáng.
Gia đình bà Nguyễn Thị Thu Hương đã nhiều năm theo đuổi vụ kiện tranh chấp đất đai. Ảnh: TH
Tranh chấp kéo dài qua 2 thế hệ
Năm 1980, ông nội của bà Nguyễn Thị Hương là cụ Nguyễn Văn Ngỗ có lập “tờ chúc ngôn” để lại tài sản gồm diện tích nhà và ruộng 1 mẫu cho ông Nguyễn Văn Bộ (ông Bộ là con trai cụ Ngỗ và là cha của bà Hương).
Tại thời điểm lập “tờ chúc ngôn”, trên thửa đất mà cụ Ngỗ để lại cho ông Bộ có 3 căn nhà của ông Nguyễn Văn Bộ, ông Nguyễn Văn Ch. và ông Nguyễn Văn Tr. (là những người con của cụ Ngỗ). Trong chúc ngôn có ghi: “Tại đất nhà của Tr. và Ch. cứ ở chừng nào đi thì thôi”.
Năm 1996, ông Nguyễn Văn Bộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với diện tích đất được chia. Hiện nay, phần đất này thuộc khu phố Ninh Phước, phường Ninh Thạnh, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
Năm 2005, khi ông ông Nguyễn Văn Tr. đã qua đời thì ông Nguyễn Văn Bộ khởi kiện, yêu cầu bà Đào Thị Đ. (vợ ông Tr.) dỡ nhà, trả lại quyền sử dụng đất cho ông Bộ.
Ngày 5/10/2005, TAND thị xã Tây Ninh (nay là TP Tây Ninh) thụ lý Vụ án số 10/2005/TLDS-ST về việc “tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn Nguyễn Văn Bộ và bị đơn là bà Đào Thị Đ.
Qua nhiều lần xét xử, các đương sự vẫn không đồng ý với các bản án mà TAND các cấp ban hành và làm đơn kháng cáo.
Sau khi ông Nguyễn Văn Bộ và bà Đào Thị Đ. qua đời, những người thừa kế của các đương sự này tiếp tục kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự; họ tiếp tục theo đuổi vụ tranh chấp đất đai diễn ra nhiều năm. Bà Nguyễn Thị Thu Hương (con gái của ông Nguyễn Văn Bộ) là một trong những người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của ông Nguyễn Văn Bộ.
Tòa án nhận định như thế nào?
Tại Bản án sơ thẩm số 98/2018/DS-ST ngày 27/9/2018, TAND TP Tây Ninh nhận định: “Từ những phân tích trên có cơ sở xác định phần đất tranh chấp là của ông Bộ. Tuy nhiên, xét ông Tr., bà Đ. đã cất nhà ở trên đất từ năm 1957 cho đến nay có nhiều công quản lý, giữ gìn, tu bổ, cải tạo đất”.
TAND TP Tây Ninh cho rằng: Do hiện nay các đồng bị đơn (gồm bà Nguyễn Thị Thu Hương và những người thừa kế của ông Nguyễn Văn Bộ - PV) đang sinh sống trên phần đất đã ổn định, tài sản trên đất của các đồng bị đơn, nên giao đất cho các đồng bị đơn và các đồng bị đơn có trách nhiệm trả cho các đồng nguyên đơn (những người thừa kế của ông Tr., bà Đ.) diện tích đất trên nhưng tính theo giá thực tế theo kết quả định giá là 1.046.500.000 đồng nhằm tạo điều kiện cho các đồng nguyên đơn có chỗ ở mới là phù hợp và có tình, có lý, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của cụ Ngỗ.
Nhận định của TAND tỉnh Tây Ninh tại Bản án dân sự phúc thẩm số 52/2019/DS-PT ngày 26/3/2019 cũng thể hiện “tòa án cấp sơ thẩm xác định phần diện tích tranh chấp trước đây thuộc quyền sử dụng của ông Bộ là có căn cứ. Tuy nhiên, xét thấy ông Tr., bà Đ. cất nhà trên đất từ năm 1957 cho đến khi xảy ra tranh chấp, có nhiều công sức quản lý, giữ gìn, cải tạo đất”.
TAND tỉnh Tây Ninh tuyên buộc đồng bị đơn có trách nhiệm giao trả cho đồng nguyên đơn phần đất tranh chấp có diện tích ngang 5m x dài 28,5m thuộc tờ bản đồ số 32, số thửa 207. Buộc đồng bị đơn có trách nhiệm tháo dỡ, thu dọn toàn bộ cây trồng và các tài sản khác có trên đất để giao trả hiện trạng đất cho các đồng nguyên đơn và không buộc các đồng nguyên đơn bồi thường.
Nhiều vấn đề cần được làm rõ
Bà Nguyễn Thị Thu Hương cho rằng, vụ tranh chấp đất đai này được xét xử lần đầu vào năm 2006. Đến nay đã qua tổng cộng 8 lần xét xử (3 lần sơ thẩm, 3 lần phúc thẩm và 2 lần giám đốc thẩm) nhưng vụ án vẫn chưa được xét xử dứt điểm; nhiều vấn đề liên quan chưa được làm sáng tỏ. Quyền và lợi ích chính đáng của gia đình bà vẫn chưa được bảo vệ một cách thỏa đáng.
Về tính hợp pháp của “tờ chúc ngôn” do cụ Nguyễn Văn Ngỗ lập ngày 19/4/1980, tại Văn bản số 09/VKS-P5 ngày 4/12/2006, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Tây Ninh nhận xét: “Theo quy định tại khoản 1 Điều 652 và khoản 1 Điều 667 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì tờ chúc ngôn của cụ Ngỗ là hợp pháp và đã có hiệu lực, trong tờ chúc ngôn xác định gia đình ông Tr. (chồng bà Đ.) cứ ở khi nào đi thì thôi, điều này thể hiện ông Ngỗ không để diện tích đất bà Đ. đang ở lại cho ông Tr. mà thuộc phần của ông Bộ và được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Bộ”.
Văn bản số 09/VKS-P5 ngày 4/12/2006 của VKSND tỉnh Tây Ninh cũng cho rằng: “Theo quy định tại Điều 181, 182, 192 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 49 Luật Đất đai năm 2003 thì ông Bộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên ông Bộ có quyền quản lý, sử dụng diện tích đất trên theo quy định của pháp luật”.
Theo Văn bản số 09/VKS-P5, căn cứ quy định của pháp luật, ông Nguyễn Văn Bộ có quyền quản lý, sử dụng diện tích đất nói trên. Trên thực tế, ông Bộ đã được cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất này.
Bản án dân sự phúc thẩm số 52/2019/DS-PT của TAND tỉnh Tây Ninh nhận định rằng ông Tr., bà Đ. có nhiều công sức quản lý, giữ gìn, cải tạo đất. Tuy nhiên, mức độ đóng góp cụ thể của ông Tr., bà Đ. trong việc quản lý, giữ gìn, cải tạo đất là bao nhiêu thì chưa được làm rõ.
Cũng tại Bản án dân sự phúc thẩm số 52/2019/DS-PT, TAND tỉnh Tây Ninh buộc đồng bị đơn có trách nhiệm giao trả cho đồng nguyên đơn phần đất tranh chấp có diện tích ngang 5m x dài 28,5m thuộc tờ bản đồ số 32, số thửa 207.
Tuy nhiên, theo thông tin trên GCNQSDĐ số BV150177 do UBND TP Tây Ninh cấp ngày 10/12/2014 cho bà Nguyễn Thị Thu Hương và những người dùng chung thì thửa đất số 207, tờ bản đồ số 32 địa chỉ tại khu phố Ninh Phước, phường Ninh Thạnh không phải có chiều dài 28,5m như trong bản án số 52/2019/DS-PT, mà là 26m và diện tích thửa đất là 130m2.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.
Thanh Giang - Trang Nhung
08:00 21/11/2024(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý