Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Hoa
Thứ sáu, 22/03/2024 - 05:43
(Thanh tra) - Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội vừa quyết định mở phiên xét xử phúc thẩm vào ngày 26/03/2024 đối với vụ án “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt hàng trăm tỷ của các ngân hàng. Nhiều bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có đơn kháng cáo đề nghị toà án cấp phúc thẩm xem xét kỹ lưỡng, giải quyết quyền lợi của các bị hại đảm bảo theo quy định pháp luật.
Kiến nghị trước phiên xét xử phúc thẩm “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành. Ảnh: Báo Đầu tư
Toà án nhân dân Cấp cao Hà Nội sẽ xem xét kháng cáo đối với 13 bị cáo trong vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" và "vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc dân (NCB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVcomBank).
Theo hồ sơ vụ án, khoảng năm 2016 đến năm 2018, Nguyễn Thị Hà Thành hoạt động kinh doanh tự do, bị thua lỗ nên đã nhiều lần vay tiền với lãi suất cao của các cá nhân, với hình thức vay của người sau trả cho người trước.
Thời gian đầu, Nguyễn Thị Hà Thành tạo được lòng tin đối với những người cho vay và một số cán bộ ngân hàng khi trả nợ đúng hạn.
Thêm vào đó, qua các quan hệ xã hội, Hà Thành tìm được nhiều người đến ngân hàng gửi tiết kiệm với số tiền lớn, rồi tạo lòng tin để họ đồng ý cho mình làm thủ tục gửi đồng sở hữu.
Sau đó, lấy tư cách cá nhân hoặc nhờ người khác đứng tên trên các hợp đồng tín dụng, Hà Thành đã vay các ngân hàng với số tiền lớn nên nhiều ngân hàng coi Thành là “khách VIP”.
Trên thực tế, do không có hoạt động kinh doanh, chỉ là vay tiền của người sau để trả gốc và lãi cao cho người trước nên trong khoảng thời gian từ ngày 05/06/2018 đến ngày 26/11/2018, Thành mất khả năng thanh toán với các khoản nợ đến hạn.
Do đó, Thành đã nhiều lần thực hiện các hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền từ Việt Á, NCB, PVcomBank và một số cá nhân khác.
Cụ thể, ngoài việc lập các hợp đồng, hồ sơ khống, Nguyễn Thị Hà Thành và các đồng phạm đã nhận được sự giúp sức, thông đồng của 17 cán bộ tại 3 ngân hàng trên. Bị cáo này dùng hình thức rủ khách hàng có nhiều tiền gửi tiết kiệm đồng sở hữu, sau đó giả chữ ký, làm các thủ tục vay tiền ra, rồi chiếm đoạt.
Sau mỗi lần được ngân hàng giải ngân, Nguyễn Thị Hà Thành đã chi 1-2% giá trị khoản vay cho cán bộ ngân hàng để “cảm ơn”.
Nguyễn Thị Hà Thành cùng nhóm đồng phạm đã thực hiện tổng cộng 27 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan tới các hoạt động vay, đảo nợ tại Ngân hàng Việt Á, NCB và PVcomBank, chiếm đoạt tổng số tiền lên tới hơn 433 tỷ đồng.
Cụ thể, Hà Thành chiếm đoạt của Ngân hàng Việt Á nhiều nhất, với tổng số tiền lên tới 273,8 tỷ đồng; chiếm đoạt của NCB là 47,5 tỷ đồng trong 4 lần giải ngân; chiếm đoạt của PVcomBank là 49,4 tỷ đồng.
Trong vụ án này, Nguyễn Thị Hà Thành được xác định đóng vai trò chủ mưu, cầm đầu, dùng nhiều thủ đoạn và nhiều lần thực hiện các hành vi gian dối để ngân hàng tin tưởng, cho vay tiền.
Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên án chung thân đối với Nguyễn Thị Hà Thành, buộc khắc phục hậu quả hơn 433 tỷ đồng.
Là một trong những bị hại và là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, ông Triệu Hùng Cường và bà Triệu Thị Tuyết Trinh thường trú tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội cho biết, đã nộp đơn kháng cáo một phần bản án sơ thẩm tới Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị xem xét, đánh giá khách quan vụ việc và buộc Ngân hàng Việt Á có trách nhiệm hoàn trả cho ông bà số tiền 170.000.000.000 đồng và lãi kèm theo của 6 hợp đồng tiền gửi mà ông bà đã ký kết tại Ngân hàng Việt Á.
Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định, toàn bộ số tiền tại các hợp đồng tiền gửi của ông Cường, bà Trinh đang được dùng bảo đảm cho khoản vay của Nguyễn Thị Hà Thành tại Ngân hàng Việt Á nên số tiền này được giữ lại để đảm bảo thi hành án phần trách nhiệm dân sự cho Nguyễn Thị Hà Thành. Toàn bộ số tiền giữ lại tại Ngân hàng Việt Á tạm giao cho Ngân hàng Việt Á quản lý cho đến khi Cục thi hành án dân sự thi hành phần trách nhiệm dân sự của Nguyễn Thị Hà Thành đối với Ngân hàng Việt Á.
Ông Cường, bà Trinh cho rằng, quyết định nêu trên là chưa phù hợp quy định pháp luật, không đúng với sự thật khách quan cũng như các tài liệu hồ sơ trong vụ án, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Theo bị hại, số tiền 170.000.000.000 đồng mà họ gửi tại Ngân hàng Việt Á là hợp pháp, có nguồn gốc rõ ràng. "Chúng tôi đến gửi tiền tại ngân hàng là tiền mặt, giao dịch trực tiếp, công khai tại trụ sở ngân hàng. Hồ sơ cũng đã thể hiện rõ tiền là chúng tôi mang tiền mặt đến ngân hàng gửi, có việc kiểm đếm tại quầy, có đầy đủ các phiếu kiểm đếm và chứng từ nộp tiền theo đúng quy định của ngân hàng. Hợp đồng tiền gửi giữa chúng tôi và Ngân hàng Việt Á có đầy đủ giá trị pháp lý, do đại diện hợp pháp của ngân hàng ký, đóng dấu theo đúng quy định. Ngoài hợp đồng tiền gửi thì Ngân hàng Việt Á cũng đã phát hành sổ tiết kiệm tương ứng.
Quá trình điều tra đã thể hiện rõ tại hồ sơ vụ án là chúng tôi không ký hồ sơ cho bất cứ khoản vay nào của Thành. Thành và các bị cáo khác tại Ngân hàng Việt Á đã tự giả mạo chữ ký của chúng tôi để lập khống hồ sơ vay tại Ngân hàng Việt Á. Cơ quan điều tra, Công an thành phố Hà Nội cũng như Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đều đã xác định, các khoản vay của Thành tại Ngân hàng Việt Á thuộc trường hợp cấp tín dụng không có bảo đảm (người có tài sản đảm bảo không đồng ý bảo đảm cho khoản vay).
Ngoài ra, tòa án cấp sơ thẩm cũng đã xác định Ngân hàng Việt Á là bị hại trong vụ án và Nguyễn Thị Hà Thành có trách nhiệm phải trả lại số tiền chiếm đoạt cho Ngân hàng Việt Á với số tiền là 273.857.000.000 đồng. Do đó, việc tòa án cấp sơ thẩm tuyên giữ lại toàn bộ số tiền gửi tại các hợp đồng tiền gửi của chúng tôi (trong khi chúng tôi không hề ký bất cứ hồ sơ cầm cố nào cho khoản vay của Thành) để đảm bảo thi hành án phần trách nhiệm dân sự cho Thành là không phù hợp, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”, ông Cường, bà Trinh cho biết.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.
Thanh Giang - Trang Nhung
08:00 21/11/2024(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Bài và ảnh: Quỳnh Mai
Phương Anh
Phương Anh
Trung Hà
Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh