Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Head Giáp Bình Dương: Sở hữu 6 chi nhánh nhưng thua lỗ đến âm vốn và dấu hỏi về nghĩa vụ thuế

Thanh Giang

Thứ sáu, 06/12/2024 - 15:00

(Thanh tra) - Là hệ thống phân phối xe máy Honda hàng đầu tỉnh Bình Dương, nhưng Head Giáp Bình Dương lại thua lỗ nhiều tới mức âm vốn chủ sở hữu. Trong nhiều năm, số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách chỉ là con số... 0 đồng.

Sở hữu 6 chi nhánh nhưng thua lỗ đến âm vốn chủ. Ảnh: Thanh Giang

Hàng đầu tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một trong các tỉnh có tốc độ phát triển mạnh nhất cả nước. Chính vì vậy, xe máy, ô tô trở thành những mặt hàng được tiêu thụ nhiều và đón nhận sự tham gia thị trường của số lượng lớn các doanh nghiệp. Nổi bật hơn cả là Công ty TNHH Giáp Bình, đơn vị sở hữu hệ thống phân phối xe máy Honda hàng đầu của tỉnh.

Công ty TNHH Giáp Bình thành lập ngày 7/11/2006, trụ sở tại số 1A4/36A, khu phố Hòa Lân 2, phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Giáp.

Ông Giáp cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc. Công ty có ngành nghề chính là “bán mô tô, xe máy”.

Công ty có vốn điều lệ 25 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông bao gồm: Ông Nguyễn Văn Giáp (sở hữu 50% vốn, tương đương 12,5 tỷ đồng), bà Nguyễn Thị Bình (sở hữu 50% vốn, tương đương 12,5 tỷ đồng). Ông Giáp và bà Bình có cùng địa chỉ thường trú.

Hệ thống Head Giáp Bình Dương hiện đang có 6 chi nhánh ở khu vực Tân Uyên, Thuận Giao, Thuận An (Bình Dương), Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh).

Theo đánh giá của Aima, giá xe Honda Head Giáp Bình Dương ở mức trung bình khá. Các dòng xe “hot” như Vision, Air Blade, SH cao hơn giá đề xuất từ 2-3 triệu đồng, các dòng xe số như Blade, Wave Alpha, Future, Winner X có giá tốt (bằng hoặc thấp hơn so với giá đề xuất từ nhà máy). Các dòng xe máy nhập khẩu tại Head Giáp Bình Dương có giá tương đối ổn định. 

Có thể thấy, Head Giáp Bình Dương được đánh giá khá cao. Chính vì vậy, với hệ thống 6 cửa hàng ở 2 tỉnh, thành lớn là Bình Dương và TP HCM, Công ty TNHH Giáp Bình được tin là gặt hái được lợi nhuận lớn và đóng góp nhiều vào ngân sách địa phương. Tuy nhiên, bất chấp có trong tay nhiều lợi thế, Head Giáp Bình Dương lại gây thất vọng khi thua lỗ triền miên tới mức âm vốn chủ sở hữu. Và bất chấp âm vốn, công ty vẫn “sống khỏe”. Từ đây, dư luận đặt ra nghi vấn về nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty với ngân sách Nhà nước.

Thua lỗ đến âm vốn

Năm 2023, Head Giáp Bình Dương có bước tiến đáng kể về nguồn thu khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 193 tỷ đồng, tăng 34 tỷ đồng, tương đương 21,4% so với năm 2022. Thế nhưng, giá vốn hàng bán có đà tăng mạnh hơn khi tăng 34 tỷ đồng, tương đương 22,2% lên 187 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhẹ từ 6,5 tỷ đồng xuống 5,9 tỷ đồng.

Công ty thực hiện chính sách tiết kiệm bằng cách giảm chi phí quản lý kinh doanh từ 6,2 tỷ đồng xuống gần 6,1 tỷ đồng, nhưng do chi phí tài chính tăng mạnh từ 16,4 tỷ đồng lên 20,7 tỷ đồng, nên lỗ sau thuế tăng từ 16,3 tỷ đồng lên 20,6 tỷ đồng.

Cộng với các khoản thua lỗ của nhiều năm trước đó, tại ngày 31/12/2023, công ty gánh lỗ lũy kế 93 tỷ đồng. Kết quả là vốn chủ sở hữu âm 68 tỷ đồng. Đây không phải lần đầu tiên công ty âm vốn. Trước đó, hồi cuối năm 2022, công ty đã âm vốn 47,3 tỷ đồng với khoản lỗ lũy kế 72,3 tỷ đồng.

Vì thua lỗ triền miên trong nhiều năm liền, nên công ty không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp. Hay nói cách khác, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty thường xuyên 0 đồng.

Bên cạnh đó, công ty còn ghi nhận cắt giảm thù lao cho toàn hệ thống. Trong năm 2023, tiền chi trả cho người lao động của công ty này chỉ là 1,2 tỷ đồng, giảm 1 tỷ đồng, tương đương 45,5% so với năm 2022.

Dù đã giảm chi tiêu cho nhân công trong toàn hệ thống, nhưng công ty dành ngân sách lớn cho đầu tư và mua hàng hóa, nên công ty rơi vào tình cảnh âm dòng tiền.

Trong năm 2023, công ty dành 3,3 tỷ đồng để mua sắm, xây dựng tài sản cố định, bất động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác, nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của công ty là âm 3,3 tỷ đồng.

Đồng thời, do có 185 tỷ đồng tiền chi trả cho người cung cấp dịch vụ, hàng hóa nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là âm 39,3 tỷ đồng.

Do tăng cường đi vay, nguồn nợ vay bù đắp cho hoạt động, nên tính chung lại tại ngày 31/12/2023, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của công ty là âm 3,3 tỷ đồng. Đây cũng là yếu tố khiến bức tranh tài chính của công ty mất cân đối.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện hàng chục đại lý phân phối phân bón giả “khủng” ở Tây Nguyên

Phát hiện hàng chục đại lý phân phối phân bón giả “khủng” ở Tây Nguyên

(Thanh tra) - Khám xét cơ sở của một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cơ quan công an phát hiện một số lượng lớn phân bón giả. Đồng thời mở rộng điều tra, cơ quan công an còn phát hiện nhiều địa điểm phân phối phân bón giả khác ở các tỉnh, thành phố.

14:07 22/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm