Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gia Lai: Nhà đầu tư khốn khổ từ một dự án kêu gọi đầu tư

Nhóm PV

Thứ sáu, 29/03/2024 - 10:46

(Thanh tra) - Với hàng trăm tỷ đồng nhà đầu tư đã bỏ ra để triển khai dự án bệnh viện nhưng kéo dài từ năm này sang năm khác mà vẫn chưa được tháo gỡ. Ngay chính các lãnh đạo sở, ngành tỉnh Gia Lai cũng không giấu được sự xót xa khi chứng kiến cảnh hàng loạt trang thiết bị máy y tế hiện đại “đắp chiếu”, cơ sở hạ tầng đầu tư bài bản để trống và hơn hết nhà đầu tư rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Hàng trăm nhân viên được tuyển dụng nhưng đành bỏ đi khi Dự án Bệnh viện Bình An đầu tư hàng trăm tỷ đồng không thể đưa vào hoạt động. Ảnh: PV

Từ một dự án kêu gọi đầu tư

Báo Thanh tra nhận được phản ánh của ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bệnh viện Bình An Gia Lai về dự án đầu tư tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Cùng với những tập hồ sơ, tài liệu là những lá đơn kiến nghị đến Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai… nhưng vẫn chưa có hướng xử lý.

Theo ông Bình, năm 2017, UBND tỉnh Gia Lai đã có chủ trương cho Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật (CPĐT HTKT) Gia Lai đầu tư vào Khu điều trị chất lượng cao thuộc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Gia Lai. Dự án đã được phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 9/3/2017 và được Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Gia Lai cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Để triển khai dự án, ngày 05/04/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai đã có Tờ trình số 695/TTr-STNMT gửi UBND tỉnh và UBND tỉnh đã thu hồi đất của BVĐK tỉnh Gia Lai cho Công ty CPĐT HTKT Gia Lai thuê đất tại Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 12/04/2017.

Đầu tư hàng trăm tỷ đồng với cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại nhưng bệnh viện vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Ảnh: PV

Tại Quyết định số 47/QĐ-UBND này, UBND tỉnh Gia Lai cho nhà đầu tư thuê diện tích 5.220m2 để thực hiện hiện dự án. Từ đây, nhà đầu tư này đã triển khai việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm một phần trang thiết bị. Tuy vậy, dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế và vốn nên không thể đưa vào hoạt động theo hình thức liên danh liên kết với BVĐK tỉnh Gia Lai.

Trước vấn đề trên, ngày 25/10/2019, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Gia Lai đã có tờ trình về việc xin ý kiến xử lý các nội dung liên quan đến kiến nghị của Công ty CPĐT HTKT Gia Lai. Trên cơ sở đó, ngày 28/11/2019, Tỉnh ủy Gia Lai đã có Thông báo số 1827-TB/TU, tại mục 3: Thống nhất chủ trương cho thành lập bệnh viện đa khoa tư nhân.

Trên cơ sở thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và UBND tỉnh Gia Lai, dự án đầu tư bệnh viện tư nhân tại khu vực dự án khu điều trị chất lượng cao được hình thành và lấy tên là Dự án BVĐK Sài Gòn Tây Nguyên.

Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 245 tỷ đồng đã được UBND tỉnh Gia Lai cấp quyết định chủ trương đầu tư. Ảnh: PV

Sau đó, Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai đã thực hiện đăng công khai thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các cơ quan truyền thông liên quan đến việc kêu gọi nhà đầu tư thực hiện Dự án BVĐK Sài Gòn Tây Nguyên. Đồng thời, tại quyết định phê duyệt bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2020-2021 thì Dự án Xây dựng BVĐK Sài Gòn Tây Nguyên (134 Tôn Thất Tùng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) được phê duyệt với quy mô là hơn 1,8ha, quy mô 95 giường bệnh.

Kết quả, Công ty TNHH Y khoa Hữu nghị Tây Nguyên (nay là Công ty TNHH BV Bình An Gia Lai) là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án này.

Sau khi hoàn tất các hướng dẫn, thủ tục đầu tư theo quy định, đến đầu năm 2021, UBND tỉnh Gia Lai đã có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 89/QĐ-UBND ngày 9/02/2021 với tên dự án là BVĐK Sài Gòn Tây Nguyên cho nhà đầu tư là Công ty TNHH Y khoa Tây Nguyên (nay là Công ty TNHH BV Bình An Gia Lai).

Thiệt hại nghiêm trọng

Ngày 9/11/2021, UBND tỉnh Gia Lai đã có Quyết định số 779/QĐ-UBND về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty TNHH BV Bình An Gia Lai với tên dự án là BV Bình An Gia Lai.

Dự án có tổng vốn đầu tư là hơn 245 tỷ đồng, địa điểm thực hiện dự án tại số 134 Tôn Thất Tùng, phường Phù Đổng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Quy mô dự án với diện tích đất là 17.844m2, công suất thiết kế 95 giường.

Công trình hiện trạng trên đất gồm toàn nhà khu A, B; nhà cầu nối; nhà dịch vụ, căn tin; khu khám và tiếp nhận; nhà để xe khách; sân bê tông, vườn hoa tiểu cảnh, đường nội bộ với tổng diện tích là 5.220m2. Các hạng mục tiếp tục đầu tư, gồm: Nhà dịch vụ căn tin, nhà ở cán bộ nhân viên, nhà ở chuyên gia, nhà chứa ô xy, nhà xử lý nước thải, chất thải rắn…. với tổng diện tích là 12.624m2.

Đồng thời, Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (mã số dự án 7075775451) cho nhà đầu tư là Công ty TNHH BV Bình An Gia Lai, do ông Nguyễn Văn Bình làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc.

Nhà đầu tư thiệt hại nặng về với hàng loạt cơ sở, máy móc "đắp chiếu" khi triển khai dự án được UBND tỉnh Gia Lai kêu gọi đầu tư. Ảnh: PV

Ông Bình chia sẻ: Từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư đến nay, dù đã hơn 3 năm trôi qua, chúng tôi đã rất tích cực tương tác với các cấp, các ngành cũng như UBND tỉnh Gia Lai để thực hiện hồ sơ, thủ tục pháp lý của dự án, nhưng dự án vẫn… chỉ nằm trên giấy.

Hàng trăm nhân sự được tuyển dụng đã phải rời đi, hàng trăm tỷ đồng đầu tư với loạt máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, như hệ thống chụp MRI, chụp CT-Scaner, phẫu thuật nội soi, siêu âm… "đắp chiếu” và dần mất đi giá trị theo thời gian. Chưa kể là chi phí khác lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng mà nhà đầu bỏ ra để duy trì máy móc, cơ sở hạ tầng mỗi tháng. Việc này kéo dài hơn 3 năm qua.

Đồng thời, ông Bình cho biết thêm, nhà đầu tư luôn tâm niệm đầu tư vào y tế không chỉ hướng tới lợi ích doanh nghiệp mà trên hết là mang lại cho người dân sự chăm sóc và chia sẻ của một người thầy thuốc.

Quyết định thiết lập bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 tại tỉnh Gia Lai tại cơ sở hạ tầng của nhà đầu tư. Ảnh: PV.

Chính vì vậy, trong những đợt cao điểm dịch Covid-19 năm 2020, 2021, đã hai lần nhà đầu tư đã tự nguyện trưng dụng cơ sở vật chất và một phần nguồn lực của Bệnh viện Bình An Gia Lai để UBND tỉnh thành lập bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị người bệnh.

“Trái ngược với những gì mà nhà đầu tư chúng tôi được hưởng lợi là việc nhà đầu tư đối mặt với muôn vàn trắc trở. Dù toàn bộ quy trình đầu tư của chúng tôi theo đúng trình tự hướng dẫn của các cơ quan, ban, ngành nhưng dự án lại gặp phải khó khăn, vướng mắc từ chính nơi kêu gọi chúng tôi đầu tư. Có lẽ, câu chuyện “trên rải thảm, dưới rải đinh” đúng trong trường hợp nhà đầu tư chúng tôi”, ông Bình bức xúc.

Báo Thanh tra tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm