Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đắk Lắk: Có gas lậu, gas giả?

Nam Dũng - Thành Nam

Thứ năm, 16/07/2020 - 17:59

(Thanh tra) - Kiểm tra một cửa hàng kinh doanh các sản phẩm gas, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đắk Lắk phát hiện và tạm giữ được các bình chứa khí gas có dấu hiệu làm giả để tiến hành xác minh làm rõ.

Lực lượng QLTT Đắk Lắk đang tạm giữ số bình gas mang nhãn hiệu Elf gaz của Totalgaz có dấu hiệu làm giả. Ảnh: ND

Vì sao phải làm gas giả, gas lậu?

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chính là kẻ thù chính có thể “giết chết” và tiêu diệt hàng thật của những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Công ty TNHH Totalgaz Việt Nam (Totalgaz) cho biết: Trong thời gian qua, đặc biệt là thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân do lợi nhuận đã bất chấp các quy định của pháp luật, thực hiện việc chiết nạp gas trái phép vào bình gas của các thương hiệu gas có uy tín trên thị trường.

Việc làm này cực kỳ nguy hiểm, vì bình gas không được kiểm định kỹ thuật trước khi nạp gas vào bình thì có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng, hành vi vi phạm này còn trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của các công ty kinh doanh gas chân chính, đồng thời gây thất thu thuế cho Nhà nước.

Elf gaz là một thương hiệu gas có tiếng của Totalgaz. Đây là một sản phẩm có chất lượng nên giá bán một chai LPG (bình gas) loại 12kg cao hơn gần 100 nghìn đồng so với các bình gas của hãng khác.

Điều nữa, theo một nhà phân phối sản phẩm Elf gaz, lý do sản phẩm này có giá cao hơn rất nhiều so với các cản phẩm khác vì đây là sản phẩm có thương hiệu từ lâu đời của tập đoàn lớn nước ngoài và khí gas chứa trong bình là sản phẩm gas nhập, đến van an toàn lắp đầu vỏ bình cũng là van có chất lượng đảm bảo độ an toàn cao nhất.

“Với người tiêu dùng đã dùng quen thì sẽ rất thích sản phẩm này mặc dù giá cao hơn hẳn, thêm nữa với sản phẩm Elf gaz thì cho dù sử dụng lâu ngày nhưng tại vòi cao su dẫn khí gas từ bình đến bếp đun không hề bị đóng cặn chất nhờn như các sản phẩm gas khác và bao giờ lượng khi gas trong bình cũng được đẩy ra hết chứ không còn tồn” - nhà phân phối Elf gaz nhấn mạnh.

Thêm nữa là giá bán, theo quy định, giá bình gas loại 12kg mang nhãn hiệu Elf gaz mà được chiết nạp tại nhà máy của Totalgaz, được tổng đại lý xuất cho cửa hàng đại lý bán lẻ tại thời điểm tháng 7/2020 là 270 nghìn đồng/bình (đã bao gồm VAT) trong khi giá gas của hãng khác cùng loại 12kg xuất cho đại lý bán lẻ chỉ khoảng 160 đến 170 nghìn một bình gas, tức là cùng khí gas nhưng khi nạp vào chỉ khác vỏ bình bên ngoài thì doanh nghiệp đã bỏ túi gần 100 nghìn đồng/bình.

Và để “tiêu diệt” tổng đại lý bán sản phẩm Elf gaz của Totalgaz thì các đơn vị chiết lậu sẽ bán với giá thấp hơn giá của của đại lý Totalgaz. Ví dụ, tổng đại lý của Totalgaz xuất một bình gas loại 12kg với giá 270 nghìn đồng/bình thì phía chiết lậu chỉ xuất với giá 250 nghìn đồng/bình gas đổ cho các đại lý bán lẻ cho người tiêu dùng.

Có thể thấy, với việc chiết gas giả, tức là dùng khí gas của công ty mình để chiết vào vỏ bình gas mang thượng hiệu Elf gaz thì đơn vị chiết nạp sẽ thu được lợi nhuận rất lớn nếu cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn chặn.

Như vậy, nếu hiện trạng chiết gas lậu vẫn tồn tại thì bên chiết lậu hưởng rất nhiều mối lợi còn người tiêu dùng sẽ là người thiệt hại đầu tiên vì phải dùng gas giả mà cứ nghĩ mình đang được dùng sản phẩm có chất lượng, uy tín trên thị trường.

Doanh nghiệp làm ăn chân chính thì lao đao có thể dẫn đến phá sản đổ vỡ vì không cạnh tranh nổi với “hàng giả, giá đểu”.

Bình gas thật mang nhãn hiệu Elf gaz khi xuất bán với đầy đủ thông số như: Số lô, ngày sản xuất, địa điểm sản xuất. Ảnh: ND

Đây là bình gas mang nhãn hiệu Elf gaz của Totalgaz bị Đội QLTT số 4 thu giữ tại cửa hàng Vân Sơn nhưng theo đại diện pháp chế Totalgaz cho biết là được làm giả. Ảnh: ND

Có tìm được nguồn gốc của gas giả, gas lậu?

Theo tìm hiểu, nhiều tháng qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rộ lên thông tin, có một hãng gas trên địa bàn có dấu hiệu kinh doanh thiếu lành mạnh, sang chiết gas lậu, làm giả hàng hóa của các đơn vị gas uy tín khác rồi bán phá giá cho các đại lý để kiếm lời.

Nhận được thông tin tố giác, chiều 13/7, ông Trần Văn Hiền, Đội trưởng Đội QLTT số 4 đã báo cáo tới Cục trưởng Mai Mạnh Toàn. Ngay sau đó, Đội QLTT số 4 nhận lệnh kiểm tra nóng cơ sở kinh doanh gas Văn Sơn ở ngã tư chợ Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Bước đầu, đoàn kiểm tra do ông Cù Ngọc Hải, Đội phó Đội QLTT số 4 làm Trưởng đoàn, đã lập biên bản với chủ cơ sở là ông Trần Văn Sơn với một số nội dung.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn chứng từ toàn bộ số bình Elf gaz có ở cửa hàng. Đoàn kiểm tra cũng phát hiện toàn bộ số hàng hóa này có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Totalgaz, nên đã tiến hành niêm phong, tạm giữ toàn bộ số tang vật trên để phục vụ công tác xác minh, xử lý.

Đến chiều ngày 14/7, phía cửa hàng gas Vân Sơn đã được mời lên làm việc và đã xuất trình được hóa đơn thì những bình gas này được xuất từ Công ty TNHH Thanh Minh Ban Mê (có địa chỉ tại lô C05, KCN Hòa Phú, xã Hòa Phú TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

Tại thời điểm kiểm tra, đại diện Totalgaz phụ trách vấn đề pháp chế có mặt hỗ trợ đoàn kiểm tra cho biết, qua kiểm tra ban đầu, thì toàn bộ số hàng hóa này có dấu hiệu làm giả màng co, tem chống hàng giả.

Đại diện này cũng khẳng định, các đại lý của Totalgaz trên địa bàn đều không có quan hệ giao dịch với cửa hàng gas Văn Sơn, nên đơn vị cung cấp gas cho cửa hàng Văn Sơn có dấu hiệu là một đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả.

Vị phụ trách pháp chế của hãng Totalgaz cũng dẫn PV đến một đại lý chính thức Totalgaz để thấy sự khác biệt giữa hàng “xịn” và hàng nhái.

Cụ thể, lô hàng Elf gaz ở cửa hàng Văn Sơn trên màng co không có ngày tháng và nơi sản xuất. Khi kiểm tra mã vạch cũng không hiện các thông tin liên quan.

Ngược lại, các bình Elf gaz “xịn” của Totalgaz, dù sản xuất ở bất kỳ đâu thì trên màng co cũng có ngày tháng và nơi sản xuất. Khi kiểm tra mã vạch sẽ có thông tin trùng khớp với thông tin trên màng co.

Trả lời PV Báo Thanh tra, Totalgaz cho biết: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, công ty có 4 đại lý được ủy quyền phân phối các sản phẩm mang thương hiệu Elf gaz bằng những bình gaz được chiết nạp từ nhà máy đưa lên.

Còn về phía Công ty TNHH Thanh Minh Ban Mê vẫn xuất bán các bình gas mang nhãn hiệu Elf gaz thì Totalgaz cho biết, họ cũng không biết công ty này lấy nguồn từ đâu ra để bán và 4 đại lý của Totalgaz tại Đắk Lắk đều có văn bản khẳng định là không bán sản phẩm LPG của Totalgaz cho Công ty TNHH Thanh Minh Ban Mê.

“Do vậy, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và quyền lợi ích hợp pháp của các công ty kinh doanh gas làm ăn chân chính cũng như lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh gas tại khu vực, Totalgaz kính đề nghị Đội QLTT số 4, Cục QLTT Đắk Lắk sớm xử lý hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức vi phạm” - Totalgaz đề nghị.

Hiện, Đội QLTT số 4, Cục QLTT Đắk Lắk đã lập biên bản tạm giữ 14 bình gas mang nhãn hiệu Elf gaz có dấu hiệu hàng giá để tiến hành xác minh làm rõ.

“Sẽ xử lý nghiêm minh vụ việc nếu có sai phạm, không dung túng cho các doanh nghiệp có các hành vi làm ăn phi pháp, lũng loạn thị trường, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh trên địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển, qua đó góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh", Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh.

Được biết, ông Mai Mạnh Toàn được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục QLTT Đắk Lắk từ ngày 8/2/2020, còn ông Trần Văn Hải, quyền Đội trưởng Đội QLTT số 4 sau vụ việc xử lý một doanh nghiệp kinh doanh gas trên địa bàn mà Báo Thanh tra đã phản ánh thì đã được cho xuống làm chuyên viên.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm