Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Doanh nghiệp Thanh Tin đã bị hãm hại như thế nào?

Chủ nhật, 11/08/2019 - 17:49

(Thanh tra) – Do hợp tác với các đối tác nước ngoài nên Doanh nghiệp Tư nhân thương mại dịch vụ Thanh Tin (DNTN Thanh Tin) không tham gia “Hiệp hội Gas Đắk Lắk” - tổ chức bị các cơ quan chức năng khẳng định là bất hợp pháp. Chính vì không tham gia “cuộc chơi”, nhóm doanh nghiệp thuộc “Hiệp hội” đã lên “kịch bản” hãm hại Thanh Tin.

20 giờ tối ngày 9/7, Đội QLTT số 4 mới kết thúc công việc kiểm tra tại DNTN Thanh Tin thì cũng ngày 9/7 đã có Giấy mời DNTN Thanh Tin lên làm việc thể hiện việc Đội QLTT số 4 rất "sốt sắng" đối với việc xử lý doanh nghiệp này. Ảnh: ND

DNTN Thanh Tin (trụ sở tại 42 Nguyễn Văn Trỗi, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ) là một tổng đại lý kinh doanh khí gas (LPG) tại khu vực Đắk Lắk của nhiều công ty, tập đoàn lớn gần 20 năm nay, sản lượng hàng trăm tấn mỗi tháng.

Công việc kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và là doanh nghiệp làm ăn khá uy tín cũng như luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

Ngày 27/5/2019, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT Đắk Lắk đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với DNTN Thanh Tin. Đoàn kiểm tra đã kết luận Thanh Tin “chấp hành đúng nội dung kiểm tra”.

Ông Phạm Ngọc Tin, chủ DNTN Thanh Tin, cho biết: “Chúng tôi đã kinh doanh phân phối sản phẩm khí gas từ năm 2000 cho đến nay và là đại lý cho các hãng gas có thương hiệu là Totalgas, Elfgas, Saigon Petro…”.

Những hãng gas trên đều là những hãng có thương hiệu và uy tín trên thị trường nên khi được mời tham gia vào “Hiệp hội Gas Đắk Lắk”, Thanh Tin đã từ chối vì Totalgaz là công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài, còn Công ty TNHH MTV Dầu khí TP Hồ Chí Minh là công ty có vốn Nhà nước nên việc tham gia hiệp hội “chui” khi chưa được phép là không thể.

“Nếu chúng tôi tham gia vào hiệp hội này thì rất có thể các công ty sẽ cắt hợp đồng không cho doanh nghiệp tôi làm đại lý phân phối nữa vì như thế không đúng quy định của pháp luật” – ông Tin nhấn mạnh.

“Với sản lượng mà doanh nghiệp đang bán, nếu tham gia hiệp hội gas thì mỗi tháng tôi phải đóng với số tiền hơn 100 triệu đồng khác gì bóc lột, không đúng với tôn chỉ mục đích thành lập các hiệp hội của Nhà nước là dựa trên tinh thần tự nguyện. Thêm nữa, mức đóng phí cũng phải là thỏa thuận tự nguyện, dựa trên quy định của Nhà nước mà có nộp thì cũng là tiền của người tiêu dùng nộp bằng cách tăng giá bán lẻ gas nên doanh nghiệp đã không nộp” – ông Tin cho biết.

Sau nhiều lần từ chối tham gia hiệp hội gas bất hợp pháp, ngày 9/7/2019, DNTN Thanh Tin bị Đội QLTT số 4 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Nội dung kiểm tra về việc “chiếm giữ trái phép, mua bán trao đổi, lưu giữ chai LPG không thuộc sở hữu”.

Vẫn hàng hóa như vậy, vẫn hoạt động như vậy, mới hơn một tháng trước Đội QLTT số 4 đã khẳng định Thanh Tin chấp hành tốt pháp luật, không có sai phạm. Nay thì “đột nhiên phát hiện” doanh nghiệp lưu giữ 1.919 vỏ bình gas (chai LPG) loại 12kg mang các thương hiệu khác nhau như All Gas, gas Phụng, VT gas, KT gas...

Theo biên bản tạm giữ, tại thời điểm kiểm tra, chủ doanh nghiệp là ông Phạm Ngọc Tin không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của số hàng vừa nêu. Đội đã lập biên bản, tạm giữ toàn số số vỏ bình gas này và tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định.

Ngay ngày hôm sau 10/7, thông tin về việc xử lý DNTN Thanh Tin đã được đăng trên cổng thông tin của Cục QLTT Đắk Lắk và Tổng cục QLTT mặc dù đến nay (10/8) vẫn chưa có kết quả xử lý vụ việc. Ảnh (chụp màn hình): ND

Vì sao QLTT lại phát hiện nhiều thương hiệu gas khác nhau ở trụ sở của Thanh Tin. Liệu đây là phải là hành vi chiếm giữ trái pháp luật?

Trên thực tế, không chỉ ở Đắk Lắk mà ở nhiều tỉnh, thành khác từ lâu đã tồn tại một hình thức kinh doanh tuy không được quy định trong các văn bản luật, nhưng cũng không phải hiếm thấy. Đó là các đơn vị kinh doanh gas thường xuyên có sự trao đổi vỏ bình gas nhằm mục đích kinh doanh, kinh tế và sự tiện lợi cho khách hàng. 

Tức là, nếu doanh nghiệp có bình gas A muốn bán cho người tiêu dùng trong khi người tiêu dùng đang sử dụng bình gas B thì anh có bình A buộc phải đổi lấy bình B mang về và thông báo cho bên có bình B đến trao đổi bình ngang bình hoặc quy ra bằng tiền để trả cho nhau. Vì người tiêu dùng đã đóng đặt cọc vỏ bình với số tiền nhất định cho mỗi bình gas đã mua để sử dụng lần đầu rồi.

Đây chính là một điều bất cập và cũng là kẽ hở pháp luật mà chưa có các văn bản luật điều chỉnh phù hợp, làm nảy sinh các vấn đề cũng như tranh chấp phát sinh đối với giới kinh doanh gas ở nước ta hiện nay. Nếu không có quy định rõ ràng thì bất cứ doanh nghiệp kinh doanh gas nào cũng có thể bị QLTT kiểm tra kiểu… tùy hứng.

Trên thực tế, DNTN Thanh Tin và các đối tác, trong đó có cả các đối tác là thành viên của “Hiệp hội Gas” bất hợp pháp, đều có giữ bình gas của nhau, và vẫn thanh toán bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản. Điều này QLTT nắm rõ, các doanh nghiệp cũng nắm rõ.

Do đó, một số đối tác là thành viên của “Hiệp hội” bỗng dưng cùng ngừng việc trao đổi vỏ và “tố” Thanh Tin chiếm giữ bình gas trái phép, rồi Đội QLTT số 4 “sốt sắng” vào cuộc, và khi chưa rõ trắng đen, đúng sai thì Cục QLTT Đắk Lắk đăng tải lên website của Cục như một “chiến công”, thì khó mà ngăn dư luận, đặc biệt là giới kinh doanh gas, liên tưởng đến một kịch bản phim… hài.

Hài, bởi vì ngay sau đó, Thanh Tin đưa ra hàng loạt bằng chứng thể hiện vẫn thường xuyên trao đổi bình gas, thường xuyên thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản với chính các đối tác đang “tố” mình. Thậm chí, còn có bằng chứng có đối tác còn giữ bình gas và nợ tiền vỏ của Thanh Tin.

Hài, bởi vì, Đội QLTT số 4 đi “kiểm tra, xử lý” doanh nghiệp, nhưng chính Đội trưởng và các cán bộ của Đội lại mắc hàng loạt vi phạm nghiêm trọng về quy trình kiểm tra, về tác phong cán bộ và để lộ ra nhiều vấn đề “nhạy cảm”, mà Báo Thanh tra sẽ đề cập chi tiết ở bài sau.  

Nam Dũng – Thành Nam

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm