Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ sáu, 22/11/2024 - 22:10
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Quang cảnh Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 của tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: CEMA
Theo báo cáo Đại hội, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS đạt 32,4 triệu đồng/người, tăng 3,19 triệu đồng so với năm 2020. Hằng năm, giảm từ 3 - 4% hộ nghèo DTTS, riêng huyện Bác Ái giảm từ 4 - 5%/năm. Duy trì 100% Trạm Y tế xã vùng DTTS và miền núi có bác sĩ; trên 90% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% phòng học vùng DTTS được kiên cố hóa; vận động trẻ em DTTS trong độ tuổi ra lớp hàng năm đạt từ 95% trở lên.
Mỗi năm, tỉnh giải quyết việc làm mới cho khoảng 6.600 lao động là đồng bào DTTS; đào tạo nghề khoảng 1.820 lao động/năm. 100% đường trục thôn, xóm vùng đồng bào DTTS có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông, cứng hoá đạt chuẩn theo quy định xây dựng nông thôn mới. 100% thôn và xã vùng đồng bào DTTS được kết nối điện lưới quốc gia, số hộ sử dụng điện đạt 99,98%; số hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 99,14%.
Giai đoạn 2019 - 2024, thông qua các chương trình, dự án được Trung ương hỗ trợ, cùng với nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách tỉnh và huy động từ các nguồn lực khác, tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đạt trên 4.877 tỷ đồng, bao gồm 2.998 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 1.878 tỷ đồng vốn sự nghiệp.
Số vốn này đã được tập trung vào hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi với hơn 1.000 hạng mục công trình, dự án. Nguồn lực này góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, đồng thời nâng cao năng lực cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi...
Bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đã biểu dương sự cố gắng nỗ lực của đồng bào các DTTS chung sức, đồng lòng, từng bước làm “thay da đổi thịt” vùng DTTS và miền núi. Đồng thời, đề nghị tỉnh Ninh Thuận tiếp tục nghiên cứu xây dựng, bổ sung hoàn thiện và triển khai các chính sách dân tộc của tỉnh; tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS. Quan tâm xây dựng đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín giữ vai trò nòng cốt, điểm tựa của cộng đồng các DTTS.
Quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương. Gắn kết du lịch với gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút khách du lịch. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho lao động người DTTS; đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Kịp thời giải quyết tốt mọi mâu thuẫn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở; tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn bản, khu dân cư đoàn kết, bình yên và phát triển.
Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận, cho rằng, công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh đứng trước nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, nhất là trong điều kiện vùng dân tộc miền núi vẫn là địa bàn khó khăn nhất của tỉnh.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các địa phương cần phải tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, coi đây là nhiệm vụ chính trị có tính chiến lược, lâu dài trong quá trình phát triển của tỉnh. Bám sát các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ của tỉnh về phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kịp thời, đạt hiệu quả cao. Tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, năng lượng, thông tin truyền thông, dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa, thể thao…, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền - Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận đề nghị.
Đại hội thông qua Quyết tâm thư với nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng hướng tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Mục tiêu của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2024 - 2029 phấn đấu nâng thu nhập bình quân vùng đồng bào DTTS bằng 1/2 bình quân chung của cả tỉnh; giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn vùng đồng bào DTTS, hằng năm thu hút ít nhất 3% lao động sang làm các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ.
Đến 2029, có 40% lao động người DTTS biết làm các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; phấn đấu có 80% số hộ nông dân DTTS làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa. Xóa tình trạng nhà ở tạm, dột nát; ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái; duy trì 77% tỷ lệ che phủ rừng; giải quyết căn bản tình trạng di cư không theo kế hoạch trong đồng bào DTTS. Quy hoạch sắp xếp, di dời, bố trí 100% hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Trên 85% số xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương