Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/10/2017 - 09:26
(Thanh tra) - Năm 1997, Đoàn Kiểm tra liên ngành huyện Hàm Thuận Bắc đã tạm giữ toàn bộ giấy tờ về nguồn gốc đất của 33 hộ dân tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), phục vụ công tác xác minh nguồn gốc đất. Tuy nhiên, đã hơn 20 năm trôi qua, cơ quan chức năng không giải quyết, giấy tờ đất đai mượn của 33 hộ dân thì “quên” trả, gây ra nhiều hệ lụy cho đến tận bây giờ.
Ông Bân chỉ tay về lô đất trước đây 33 hộ dân mua giờ người khác đã làm nhà. Ảnh: Xuân Hướng
Theo đơn của ông Vũ Đình Bân, thường trú tại thôn 4 xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc (đại diện cho 33 hộ dân) có đơn khiếu nại như sau: Đầu năm 1997, 33 hộ dân mua 12,3ha đất tại xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc để canh tác (trong đó có mua đất của ông Hà Quốc Dím là 9.970m2 ở xã La Dạ và xã Da Mi). Toàn bộ diện tích 12,3ha này 33 hộ dân đã làm nhà tạm, sản xuất nông nghiệp, trồng điều và một số hoa màu khác.
Ngày 14/5/1997, Đoàn Kiểm tra liên ngành của UBND huyện Hàm Thuận Bắc, gồm: Phòng Địa chính, Công an huyện và Công an xã La Dạ, tiến hành lập biên bản với lý do 33 hộ dân đã sang nhượng đất và xây nhà trái phép. Đồng thời, Đoàn Liên ngành yêu cầu ông Bân cùng các hộ dân tạm ngừng không được tác động lên đất, giữ nguyên hiện trạng chờ giải quyết. Đoàn Liên ngành cũng đã tạm giữ 8 loại giấy tờ của 33 hộ dân, bao gồm: Đơn xin sang nhượng đất; Văn bản thỏa thuận; Văn bản thu hồi tiền đất; Giấy giao tiền; Giấy sang nhượng đất; Văn bản nhận tiền; Đơn xin đất canh tác. Những giấy tờ này đều liên quan đến việc mua bán sang nhượng đất của ông Bân và các hộ dân ở xã La Dạ. Đoàn Liên ngành hứa, giải quyết xong sẽ trả lại toàn bộ số giấy tờ trên.
Rất nhiều năm chờ đợi nhưng UBND huyện không giải quyết, trong khi 33 hộ dân không có đất canh tác, họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Ông Bân cùng các hộ dân đành phải “quyết tâm” trở lại sản xuất trên vùng đất đã mua trước đó để mưu sinh. Nhưng trớ trêu thay, khi 33 hộ dân đến vùng đất trước kia mua của ông Dím để sản xuất, thì bị ông Nguyễn Công Tỉnh cùng bà Lưu Thị Thanh và ông Đỗ Đức Bình (cùng xã) ngăn cản không cho làm. Thậm chí họ còn bị hành hung, gây thương tích khiến ông Nguyễn Văn Hiếu bị trọng thương.
Bị người khác chiếm đất, hồ sơ giấy tờ cho Đoàn Liên ngành mượn nhưng không giải quyết, cũng không trả lại khiến 33 hộ dân vô cùng bức xúc. Và 33 hộ dân đã làm đơn do ông Bân đứng tên liên tục khiếu nại tới UBND huyện Hàm Thuận Bắc về việc ông Tỉnh chiếm đất. Ngày 25/6/2014, UBND huyện Hàm Thuận Bắc có Quyết định số 6722/QĐ-UBND về việc giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu cho ông Bân (người đại diện cho 33 hộ dân). Quyết định này đã bác đơn khiếu nại của ông Bân vì cho rằng, ông Bân không liên tục tác động lên diện tích đất tranh chấp với ông Tỉnh.
Để tìm hiểu sự việc chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Ngọc Thạch, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Bắc, qua trao đổi ông Thạch thừa nhận: “Thời điểm năm 1997 có Đoàn Liên ngành của huyện đến xã La Dạ xem xét giải quyết sự việc một số người đồng bào bán đất cho hộ ông Bân và 33 hộ dân như đã nêu trên, nhưng việc thu giữ giấy tờ thì ông không nắm bắt được”.
Còn ông Trần Văn Mười, Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Hàm Thuận Bắc (trước đây ông Mười là thành viên của Đoàn Cán bộ liên ngành tạm giữ giấy tờ đất đai của 33 hộ dân), khẳng định: “Năm 1997, Đoàn Kiểm tra liên ngành có đến xã La Dạ và Da Mi thu giữ giấy tờ về mua bán đất của 33 hộ dân trong đó có ông Bân. Cho đến nay giấy tờ cất ở đâu ông cũng không nắm được”. Khi phóng viên hỏi, thửa đất mà ông Bân và 33 hộ dân mua lại của ông Dím hiện tại thể hiện trên bản đồ và hiện trạng sử dụng như thế nào? Ông Mười hứa sẽ cung cấp thông tin và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho chúng tôi, nhưng đã nhiều tháng trôi qua ông Mười vẫn né tránh! Rất nhiều lần đến Phòng Tài nguyên và Môi trường chúng tôi đều bị ông Mười tìm mọi lý do để thoái thác và trốn tránh.
Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thận Bắc khẳng định: “Giấy tờ Đoàn Kiểm tra liên ngành mượn của 33 hộ dân do ông Bân đại diện đã bị thất lạc và mất”. Khi đặt câu hỏi với tư cách là người đứng đầu địa phương, ông giải quyết sự việc trên thế nào?, thì ông Hoàng cho rằng, mượn giấy tờ là việc làm cá nhân, ai làm mất thì người đó phải chịu. Ngoài ra ông Chủ tịch huyện còn quả quyết: “33 hộ dân cứ kiện ra tòa, tôi sẽ sẵn sàng đi hầu tòa”.
Việc “tạm giữ” giấy tờ của dân suốt 20 năm trời nhưng “quên” giải quyết và không trả lại cho dân là việc làm tắc trách. Chính từ sự việc trên dẫn đến nhiều hệ lụy như: Nguồn gốc đất khó xác định, tranh chấp kéo dài, quyền lợi người dân bị xâm hại. Thiết nghĩ cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận phải nhanh chóng vào cuộc, xác minh làm rõ sự việc đồng thời sớm giải quyết quyền lợi cho 33 hộ dân nêu trên.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Xuân Hướng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai nhân sự Nguyễn Quốc Huy có bằng tốt nghiệp đại học do Trường Đại học Xây dựng cấp. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, đã phát hiện ông Nguyễn Quốc Huy không có tên trong hồ sơ gốc cấp bằng tốt nghiệp của Trường Đại học Xây dựng.
Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình