Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chu Gia
Thứ sáu, 10/07/2020 - 06:34
(Thanh tra) - Quyền lực càng lớn, càng tuyệt đối thì sẽ dễ dẫn tới sự tha hóa quyền lực nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có đặc thù riêng là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không có sự phân chia quyền lực. Song, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều giải pháp để kiểm soát quyền lực.
Đoàn liên ngành được thành lập “chốt chặt” kiểm tra xe ra vào từ mỏ than Minh Tiến. Ảnh: Chu Gia
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định chủ thể kiểm soát quyền lực Nhà nước là Nhân dân. Nhân dân là người làm chủ Nhà nước. Tuy nhiên, việc lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực để trục lợi vẫn thường diễn ra ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Bí thư huyện có lợi dụng quyền lực như đơn tố cáo?
Gần đây, Báo Thanh tra liên tục nhận được thông tin phản ánh kêu cứu khẩn cấp từ phía bà Châu Thị Mỹ Linh, Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Yên Phước (Cty Yên Phước) có địa chỉ trụ sở tại: xóm Nhất Trí, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hiện, là chủ đầu tư khai thác, kinh doanh mỏ than Minh Tiến ở xã Minh Tiến, xã Na Mao, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tố cáo trực tiếp ông Lê Kim Phúc, Bí thư Huyện ủy Đại Từ, có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền trong khi thi hành công vụ…
Theo nội dung đơn tố cáo, khoảng thời gian từ tháng 6/2018, ông Lê Kim Phúc đã dùng ảnh hưởng của mình tác động, gây áp lực, can thiệp sâu vào việc kinh doanh của Cty, yêu cầu Cty Yên Phước phải dành việc khai thác, vận chuyển cho “sân sau” của ông Phúc. “Sân sau” ở đây được đề cập là bà Đàm Hương Huệ, có địa chỉ ở thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, là kế toán của Cty Than Núi Hồng. Theo đó, bà Đàm Hương Huệ sẽ giới thiệu 1 Cty có chức năng khai thác, chế biến, kinh doanh than cho Cty Yên Phước để ký hợp đồng về việc khai thác mỏ, chế biến, vận chuyển, kinh doanh than và vận chuyển “xít” đi đổ.
Tuy nhiên, theo đơn tố cáo, từ tháng 6/2018 đến nay, ông Phúc luôn gây sức ép buộc Cty Yên Phước phải yêu cầu đối tác đang ký hợp tác khai thác với Cty giao lại việc vận chuyển than đi bán và vận chuyển “xít” thải đi đổ cho cô Huệ với giá 100.000 đồng/tấn (giá thị trường chỉ 55.000 đồng/tấn, 45.000 đồng/tấn là tiền “cắt phế”). Bù lại, ông Phúc sẽ “bảo kê” vận chuyển than từ mỏ qua cầu Đập Tràn Cây Biêu ở xã Phú Cường, huyện Đại Từ sẽ không bị chặn kiểm tra (vì cầu Đập Tràn Cây Biêu chỉ tải trọng 13 tấn). Trước sức ép từ phía ông Phúc, buộc Cty Yên Phước phải yêu cầu đơn vị đang khai thác để cho bà Huệ vận chuyển than, “xít”.
Cũng theo đơn tố cáo, từ ngày 4/3/2019 đến tháng 12/2019, thông qua bà Huệ, ông Phúc thường xuyên gây sức ép cho Cty và đối tác khai thác đòi tăng giá vận chuyển lên 130.000 đồng/tấn, đồng thời ép Cty Yên Phước hạ giá bán than xuống 70.000 đồng/tấn, để bù lại giá cước vận chuyển tăng theo yêu cầu, kèm theo lời nhắn nhủ: “Nếu không lên giá vận chuyển hoặc không cho bà Huệ vận chuyển mà cho người khác vận chuyển, thì sẽ cho thanh tra, kiểm tra, đóng cửa mỏ và cấm xe vận chuyển than qua cầu Đập Tràn Cây Biêu”, đơn nêu.
Đứng trước nguy cơ thu không đủ bù chi vì giá bán quá thấp, thêm nữa, mỏ than Minh Tiến lẫn nhiều “xít” và đá, nhiệt thấp nên giá thành thấp và khó bán, Cty không đủ kinh phí để chi trả cho bộ máy hoạt động, buộc Cty Yên Phước phải khước từ yêu cầu “quá đáng” này. Tháng 12/2019, Cty đã chủ động xin UBND xã Phú Cường, UBND huyện Đại Từ làm đường nội bộ từ mỏ than Minh Tiến ra kết nối với đường ĐT-264 và làm đập tràn gần Đập Tràn Cây Biêu để vận chuyển than, Cty tự bỏ 100% kinh phí, vận động mua hoặc bồi hoàn cho người dân tiền đất, sau này mỏ than hết sẽ bàn giao lại con đường này cho địa phương.
Cty Yên Phước đã thuê Cty Cổ phần Hồng Gấm Cẩm Phả thi công tuyến đường nội bộ từ tháng 1/2020, đến nay cơ bản đã hoàn thành 95% đoạn đến bờ sông Cây Biêu, chuẩn bị làm đập tràn qua sông.
Bà Linh, Tổng Giám đốc Cty Yên Phước cho biết: Con đường này không thể thi công nhanh hơn vì giữa mùa chống đại dịch Covid-19, đơn vị thi công và chúng tôi phải chấp hành Chỉ thị 11 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nghiêm giãn cách xã hội.
"Tuy nhiên, bất ngờ đến đêm 27/4/2020, chúng tôi đang thi công cuối con đường và chuẩn bị thi công đập tràn để kết nối với đường ĐT-264 là xong, thì vào 4giờ sáng ngày 28/4/2020, ông Lê Kim Phúc - Bí thư Huyện ủy Đại Từ, ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ chỉ đạo cho liên ngành chức năng: Công an, quân đội, phòng Tài nguyên, Thuế, Quản lý thị trường, Kinh tế hạ tầng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm phát triển quỹ đất,… của huyện; Bí thư, chủ tịch và các ban, ngành xã Phú Cường, do ông Sơn đích thân chỉ huy, lập biên bản và thu giữ trái phép máy ủi của Cty với lý do: Lệnh miệng của ông Phúc cấm không cho Cty Yên Phước thi công đường nội bộ này nữa", bà Linh trình bày.
Trao đổi với ông Ngụy Quang Thuyên, trợ lý Tổng Giám đốc Cty Yên Phước về việc huyện dừng không cho thi công có văn bản thông báo cho Cty hay không, ông Thuyên khẳng định, không nhận được bất kỳ văn bản thông báo nào về việc dừng thi công này, nếu có Cty chúng tôi đã chấp hành ngay.
Tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra được “thông báo” qua ứng dụng Zalo?
Theo bà Linh, từ tháng 1/2020 đến nay, ông Phúc và ông Sơn thường xuyên chỉ đạo cho liên ngành trong huyện và xã Phú Cường, xã Na Mao tổ chức thanh tra, kiểm tra Cty và mỏ than Minh Tiến mà không hề có kế hoạch, không có quyết định, không xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo,… theo quy định của pháp luật, mà tất cả các cuộc thanh tra, kiểm tra hầu hết chỉ thông báo qua ứng dụng Zalo (mạng xã hội) vào chiều tối hôm trước hoặc cứ vào thanh tra, kiểm tra đột xuất buộc Cty phải xuất trình các giấy tờ theo yêu cầu của đoàn thanh tra, kiểm tra.
Đặc biệt, từ đầu tháng 3/2020 đến nay, ông Phúc và ông Sơn thường xuyên chỉ đạo cho đoàn liên ngành của huyện từ 20-40 người liên tục, đột xuất vào thanh tra, kiểm tra Cty và mỏ than mà không hề có thông báo trước. Lập chốt chặn 2 đầu cầu 24/24 giờ, cấm không cho xe của Cty vận chuyển trên đường nội bộ Cty mới mở qua cầu Cây Biêu.
Để làm rõ nội dung đơn thư tố cáo trên, phóng viên Báo Thanh tra đã trực tiếp về huyện Đại Từ ghi nhận và xác nhận thông tin, tuy nhiên, khi liên lạc với ông Lê Kim Phúc, Bí thư Huyện ủy và ông Lê Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện đều bận không gặp được.
Theo nguồn tin riêng của phóng viên, về việc này, Thường vụ Tỉnh ủy đã giao Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên tiến hành kiểm tra làm rõ nội dung đơn tố cáo.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương