Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 5: Cần minh bạch thông tin về người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vinasport

Nhóm phóng viên

Thứ năm, 11/07/2024 - 09:16

(Thanh tra) - Sau khi Báo Thanh tra đăng tải các bài viết phản ánh những bất thường trong việc cử người đại diện phần vốn Nhà nước; tổ chức và điều hành đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 của Công ty CP Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport), ngày 28/6/2024, đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có buổi làm việc với nhóm phóng viên.

Ông Lê Hồng Phong, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Phó Trưởng ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ cho biết, Bộ đã phải "đốt đuốc" đi tìm người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vinasport. Ảnh: Nhóm phóng viên

Được cử làm người đại diện, có đương nhiên không còn là viên chức?

Tại buổi làm việc, liên quan đến thông tin Bộ VHTTDL cử viên chức làm người đại diện phần vốn Nhà nước và giới thiệu bầu giữ chức vụ quản lý tại Vinasport, bà Đặng Phương Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, cho biết, từ ngày 2/6/2023, ông Nguyễn Anh Tuấn đã không còn là viên chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (cũng là ngày mà Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1429/QĐ-BVHTTDL về việc cử người đại diện tại Vinasport - PV).

Quy trình cử người đại diện đã được chúng tôi trao đổi và nghiên cứu rất kỹ Nghị định số 159 (Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp -PV) để áp dụng và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật - bà Nga cho biết.

Làm rõ hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn viện dẫn quy định tại Điều 47, Nghị định 159/2020/NĐ-CP, trong quyết định cử người đại diện cần phải ghi rõ chức danh quản lý và đơn vị công tác. Vì vậy, việc ghi chức danh và đơn vị công tác của ông Tuấn là viên chức Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong Quyết định số 1429 là hoàn toàn phù hợp với các quy định của Nghị định 159.

Khi được phóng viên Báo Thanh tra đặt câu hỏi về vấn đề này, luật sư Bùi Quang Thu, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật - Điều 2 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2011.

Quyết định cử người đại diện không phải là hành vi sa thải, buộc thôi việc, thay đổi vị trí việc làm của viên chức, vì vậy mà không làm mất đi chức danh nghề nghiệp viên chức của người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Nhầm lẫn hay lừa dối cổ đông?

Về việc cung cấp thông tin ứng cử viên để bầu thành viên Hội đồng quản trị Vinasport tại đại hội đồng cổ đông bất thường vừa qua, trong danh sách công khai thông tin, chức danh của ông Tuấn khi đó là Phó Trưởng phòng phụ trách Kỹ thuật Thẩm định, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Bộ VHTTDL; ông Tuấn cho biết đó là do lỗi copy nhầm và nhận lỗi là do nhầm lẫn.

“Tôi hiện nay chỉ là hợp đồng cộng tác viên với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, chứ không phải là viên chức của Ban và không nằm trong thang bảng lương, hệ thống quy hoạch của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng nữa” - ông Tuấn chia sẻ thêm tại buổi làm việc.

"

Ông Nguyễn Anh Tuấn khắng định, chức danh trong bản lý lịch công khai trước đại hội đồng cổ đông bất thường là do copy nhầm

Theo Luật sư Bùi Quang Thu, căn cứ khoản 1, Điều 155, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, áp dụng vào thực tế, trong trường hợp nhóm người triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc người đề cử/ứng cử không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc cung cấp sai thông tin cá nhân về ứng viên làm thành viên Hội đồng quản trị (dù xuất phát từ việc cố ý hay vô ý) thì điều này sẽ khiến các cổ đông tham dự họp đánh giá sai về sự phù hợp của ứng viên, sự đáp ứng các tiêu chí theo luật định cũng như theo Điều lệ Công ty có quy định. Dẫn tới hệ quả là bầu cử người không phù hợp làm thành viên Hội đồng quản trị. Đây chính là hành vi vi phạm quy định pháp luật, làm ảnh hưởng tới tính khách quan, trung thực của kết quả bầu cử thành viên Hội đồng quản trị.

Việc bầu cử người không đủ năng lực sẽ gây ra nhiều hệ quả cho doanh nghiệp, thậm chí cả về vật chất và uy tín, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.

Việc bổ nhiệm người không đủ năng lực, không đáp ứng được các điều kiện theo Luật Doanh nghiệp quy định làm thành viên Hội đồng quản trị là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, các cổ đông/nhóm cổ đông có thể cân nhắc yêu cầu tòa án hoặc trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết đại hội đồng cổ đông có chứa nội dung liên quan đến việc bầu cử người không đủ tiêu chuẩn làm thành viên Hội đồng quản trị căn cứ Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Theo những tài liệu mà nhóm phóng viên Báo Thanh tra có được, trên hệ thống bảo hiểm xã hội, từ tháng 12/2022 đến tháng 5/2023, ông Tuấn tham gia đóng bảo hiểm xã hội với chức danh Phó Trưởng phòng Phụ trách, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, hệ số lương là 5,08 và phụ cấp chức vụ là 0,5; từ tháng 6/2023 tháng 6/2024, ông Tuấn tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội với chức danh chuyên viên Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, hệ số lương đóng bảo hiểm là 5,08 và đã không còn phụ cấp chức vụ.

Vì sao Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ VHTTDL khẳng định từ tháng 2/2023 ông Tuấn không còn là viên chức Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; ông Tuấn cũng tự mình tái khẳng định ông chỉ là cộng tác viên, không phải là viên chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, nhưng Bộ VHTTDL vẫn đều đặn đóng bảo hiểm cho ông Tuấn theo lương hệ số, ngạch chuyên viên?

Mong rằng các cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra, thanh tra, Bộ VHTTDL sớm có thông tin chính thức về việc này để dư luận được tỏ tường về bản chất của sự việc.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục đưa tin về vụ việc này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm