Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 4: Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Vinasport

Hoàng Anh

Thứ hai, 03/06/2024 - 17:53

(Thanh tra) - Báo Thanh tra đã có loạt bài viết phản ánh việc Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport), là đối tượng thanh tra trong Kết luận thanh tra số 27/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, phải đề nghị Thanh tra Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện các nội dung trong kết luận thanh tra.

Nhiều vấn đề trong chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần tại Vinasport. Ảnh: TTM

Trong bối cảnh thực tế còn không ít doanh nghiêp chây ỳ thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, đây có thể coi là một hiện tượng đặc biệt.

Kết luận thanh tra số 27/KL-TTCP ngày 1/2/2023 đã chỉ ra và kiến nghị những nội dung gì mà trong hơn 1 năm qua, các bộ ngành, cơ quan chưa thực hiện xong, để đến mức Vinasport phải làm đơn đề nghị đôn đốc thực hiện? Báo Thanh tra sẽ lần lượt đăng tải các nội dung kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Kết luận thanh tra số 27/KL-TTCP.

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không đúng quy định

Vinasport tiền thân là Công ty Dụng cụ Thể dục thể thao, được chuyển thành công ty cổ phần theo Quyết định số 1218/QĐ/UBTDTT ngày 11/7/2006 của Ủy ban Thể dục thể thao, với vốn điều lệ là 12,5 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 641.520 cổ phần chiếm 51,32% vốn điều lệ và chỉ đạo thông qua người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty; 287.730 cổ phần ưu đãi đã được bán cho người lao động, chiếm 23,02% vốn điều lệ và 320.500 cổ phần được bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư, chiếm 25,66% vốn điều lệ.

Việc cổ phần hoá Công ty Thể dục thể thao Việt Nam được thực hiện xong vào năm 2006 từ thời điểm trực thuộc Uỷ ban Thể dục thể thao (nay là Tổng cục Thể dục thể thao).

Qua kiểm tra, xác minh, đoàn thanh tra ghi nhận: Ngày 16/10/2006, Công ty Thể dục thể thao Việt Nam có Báo cáo số 161/BC- CTTT gửi lãnh đạo Ủy ban Thể dục thể thao về tổng kết công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Ngày 20/01/2007, Vinasport tổ chức đại hội cổ đông, bầu Hội đồng quản trị và thông qua Điều lệ hoạt động của công ty.

Ngày 11/5/2007, Ủy ban Thể dục thể thao có Công văn số 707/UBTDTT- KHTC gửi Vinasport về việc quyết toán chi phí cổ phần hóa Công ty Thể dục thể thao Việt Nam (trong đó yêu cầu Vinasport khẩn trương hoàn thiện báo cáo quyết toán chi phí cổ phần hóa gửi Ủy ban Thể dục thể thao xem xét, phê duyệt, hạn trước 31/5/2007).

Ngày 6/6/2007, Ban Đổi mới doanh nghiệp, Ủy ban Thể dục Thể thao có Công văn số 06/UBTDTT-BĐMDNNN gửi Ban Cán sự Đảng Ủy ban Thể dục thể thao về tình hình Vinasport sau đại hội cổ đông lần thứ nhất (trong đó nêu việc đăng ký kinh doanh, nộp con dấu cũ, khắc dấu mới chưa thực hiện được; lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế, quyết toán chi phí cổ phần hóa để báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hóa chưa hoàn tất; Ban Đổi mới đề nghị tổ chức đại hội cổ đông bất thường để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc).

Ngày 25/8/2007, Vinasport có Công văn số 128/CTCP gửi Trưởng Ban Đổi mới doanh nghiệp và Vụ Kế hoạch - Tài chính về việc bàn giao Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Trong đó nêu rõ: “Theo Thông tư số 95/2006/TT-BTC ngày 12/10/2006 của Bộ Tài chính yêu cầu phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng ngày 7/8/2007 không trùng với niên độ báo cáo tài chính nên công ty đề nghị được bàn giao theo số liệu báo cáo tài chính từ 01/7/2007”.

Ngày 5/1/2008, Vinasport có Tờ trình số 02/CTCP gửi Tổng cục Thể dục thể thao và Vụ Kế hoạch - Tài chính về việc đề nghị phê duyệt giá trị doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần.

Việc cổ phần hoá Công ty Thể dục thể thao Việt Nam được thực hiện năm 2006 từ thời điểm trực thuộc Uỷ ban Thể dục thể thao. Tuy nhiên, Uỷ ban Thể dục thể thao vẫn chưa thực hiện việc kiểm tra, xác định lại giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần là không thực hiện đúng quy định tại Điều 25 Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ.

Tại thời điểm cổ phần hóa công ty chưa thực hiện việc nộp tiền thu từ cổ phần hoá về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính; khi cổ phần hóa không có phương án quản lý, sử dụng các cở sở nhà, đất; việc tổ chức bàn giao doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần chưa được thực hiện, là chưa thực hiện đúng khoản 2 Điều 48 Nghị định số 109/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ - đoàn thanh tra nhận định.

Xác định giá trị vốn Nhà nước không chính xác do thiếu hồ sơ

Tại Quyết định số 756/QĐ-UBTDTT ngày 20/4/2006, Ủy ban Thể dục thể thao phê duyệt giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm 31/3/2005 là hơn 7,766 tỷ đồng.

Báo cáo tư vấn quyết toán cổ phần hóa số 194/2018/BCYVQTCPH ngày 20/7/2018 do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Việt Nam báo cáo, tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước được xác định tăng thêm hơn 695 triệu đồng. Như vậy, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần là hơn 8,461 tỷ đồng.

Do không có báo cáo tài chính, sổ sách, chứng từ, tài liệu từ ngày 1/4/2005 (thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) đến ngày 6/8/2007 (thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần) nên không kiểm tra được tính đúng đắn, chính xác của việc tăng, giảm vốn Nhà nước, đồng thời không có hồ sơ, tài liệu về việc phân phối lợi nhuận để xác định tăng giảm từ lợi nhuận có được bổ sung vào vốn của Nhà nước hay không.

Báo cáo 194/2018/BCYVQTCPH nêu trên cũng xác định tổng số tiền còn phải nộp về ngân sách Nhà nước là hơn 864 triệu đồng. Tuy nhiên theo Công văn số 224/TCTDTT-TC ngày 5/3/2009 của Tổng cục Thể dục Thể thao về việc phê duyệt kết quả thẩm định số liệu tài chính, thì số tiền còn phải nộp về ngân sách Nhà nước là hơn 340 triệu đồng, chênh lệch hơn 523 triệu đồng.

Đến thời điểm thanh tra (tháng 12/2021), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vẫn chưa giải quyết dứt điểm: quyết toán giá trị doanh nghiệp phần vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần; quyết toán chi phí cổ phần hoá; lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu; quyết toán thuế, báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá; bàn giao công ty Nhà nước sang công ty cổ phần.

Kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra ý kiến

Ngày 3/12/2018, Bộ VHTTDL có Văn bản 5455/BVHTTDL-KHTC về việc lập hồ sơ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Vinasport.

Ngày 27/11/2018, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) có Công văn số 2149/ĐTKDV- ĐT4 về hồ sơ chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Vinasport.

Ngày 28/12/2018, Vinasport đã gửi Công văn số 259/CV-CTCPTT báo cáo với lãnh đạo Bộ VHTTDL về các vướng mắc về tài chính trong quá trình tiến hành thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại công ty.

Để làm rõ hơn số liệu tài chính tồn đọng các năm trước, ngày 15/1/2019, Vinasport đã ký Phụ lục hợp đồng kiểm toán số 156-1/PLHĐKT kèm theo Hợp đồng số 156/2018/HĐKT-TC2 ngày 19/12/2018 về việc bổ sung nội dung kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính 2015.

Đến thời điểm tháng 6/2021, đơn vị kiểm toán vẫn tiếp tục từ chối đưa ra ý kiến do việc không có đủ các hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác quyết toán cổ phần hóa bao gồm: Hồ sơ, tài liệu xử lý liên quan đến tài sản bàn giao về Nhà nước; hồ sơ, tài liệu về việc bàn giao các tài sản không cần dùng về Nhà nước; hồ sơ, tài liệu bán cổ phần cho người lao động; sổ sách kế toán và hồ sơ chứng từ cho giai đoạn từ ngày 1/4/2005 đến 6/8/2007; báo cáo tài chính tại ngày 6/8/2007; biên bản kiểm kê tài sản cố định, hàng tồn kho tiền mặt tại ngày 6/8/2007; chi tiết số dư công nợ phải thu, phải trả tại ngày 6/8/2007; biên bản đối chiếu công nợ phải thu, phải trả của tất cả các đối tượng nợ tại ngày 6/8/2007; thư xác nhận nợ số dư ngân hàng tại ngày 6/8/2007.

Căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại thời điểm 30/6/2021, thì số tiền Vinasport phải nộp về Nhà nước là hơn 2,064 tỷ đồng. Vinasport chưa thực hiện nộp số tiền này.

Giải trình về vấn đề này, Vinasport cho rằng, với thực trạng số liệu tài chính được thể hiện trong kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy chỉ tiêu lợi nhuận các năm từ 2007 đến 2016 là không chính xác, chi phí kinh doanh các năm chưa được hạch toán đầy đủ. Các vi phạm, sai phạm trong giai đoạn 2007- 2016 làm lỗ lũy kế tăng lên hàng chục tỷ đồng. Số liệu này đã được báo cáo Bộ VHTTDL qua các báo cáo tài chính các năm 2018 - 2022 và rất nhiều báo cáo khác.

Với tất cả các nội dung ý kiến giới hạn kiểm toán, ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính các năm kể từ 2007 đến 2022 cho thấy, mọi số liệu trên báo cáo tài chính các năm 2007 đến 2016 là không có sở sở, không đảm bảo tính trung thực chính xác, sẽ làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, kết quả sản xuất kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ.

Theo số liệu thực tế ghi trên chứng từ kế toán tại công ty, mặc dù số cổ tức Nhà nước chưa nộp về ngân sách Nhà nước, nhưng Vinasport đã chi trả cổ tức cho cổ đông các năm 2007, 2009, 2010, 2012, 2013. Vinasport đã đề nghị Bộ VHTTDL chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vinasport kết hợp với Hội đồng quản trị có biện pháp truy thu số cổ tức không đúng đã chia và xem xét trách nhiệm các cá nhân liên quan từng thời kỳ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm