Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bắc Giang: Hơn 44.000 m2 đất nông nghiệp bị san lấp trái phép

Chính Công

Thứ ba, 23/05/2023 - 08:00

(Thanh tra) - Tại xã Yên Sơn và xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, hơn 44.000 m2 đất nông nghiệp đã bị huỷ hoại, san lấp trái phép để dựng nhà ở, ga ra sửa chữa ôtô, quán bán hàng nhưng chính quyền địa phương lại xử lý thiếu quyết liệt, hời hợt dẫn đến người dân rất bức xúc.

Hơn 44.000 m2 đất nông nghiệp, nuôi thuỷ sản bị san lấp trái phép làm nhà xưởng, gara sữa chữa ôtô, quán bán hàng tại xã Yên Sơn và xã Khám Lạng. Ảnh: Chính Công

Vừa qua, Báo Thanh tra đã phản ánh về việc người nhà của cán bộ địa chính xã Khám Lạng, huyện Lục Nam được “hợp thức hoá” hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp thành đất thổ cư và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khiến người dân địa phương nơi đây rất bức xúc.

 Sau khi Báo Thanh tra phản ánh, ông Đặng Văn Nhàn, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam đã có văn bản chỉ đạo Thanh tra huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện làm việc với UBND xã Khám Lạng, các đối tượng có liên quan để kiểm tra, xác minh làm rõ những nội dung phản ánh của báo.

 Không những vậy, người dân nơi đây còn phản ánh chính quyền địa phương xã Yên Sơn, xã Khám Lạng đã buông lỏng quản lý đất đai khi để rất nhiều hộ dân “vô tư” san lấp đất nông nghiệp, xây dựng công trình kiên cố trên đất nông nghiệp như nhà xưởng, gara sữa chữa ôtô, hàng quán…

Đất thuộc dự án nuôi trồng thuỷ sản nhưng lại bị san lấp trái phép để làm gara sữa chữa ô tô dù chỉ cách trụ sở UBND xã Yên Sơn 50m. Ảnh: Chính Công

 Theo tìm hiểu chúng tôi, tại xã Yên Sơn và xã Khám Lạng, tổng diện tích đất nông nghiệp bị người dân tự ý san lấp trái phép để xây dựng nhà xưởng, gara ô tô, quán bán hàng khoảng hơn 44.000 m2.

Ông Vũ Văn Truyền, Chủ tịch UBND xã Yên Sơn thừa nhận trên địa bàn xã có 62 trường hợp sử dụng đất nông nghiệp vi phạm pháp luật đất đai. Trong đó, thống kê theo Chỉ thị 19 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang có 57 trường hợp. Còn lại 5 trường hợp là tự ý san lấp đất, xây dựng nhà xưởng kiên cố làm quán bán hàng, gara sửa chữa ô tô trên đất dự án nuôi trồng thuỷ sản.

Chủ tịch UBND xã Yên Sơn thừa nhận trên địa bàn xã có 62 trường hợp sử dụng đất nông nghiệp có vi phạm pháp luật đất đai. Ảnh: Chính Công

 Ông Truyền cho biết, sau khi phát hiện người dân tự ý san lấp đất nông nghiệp, xã đã ngăn chặn và lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu người dân giữ nguyên hiện trạng.

 Nói về trách nhiệm khi để người dân tự ý san lấp đất nông nghiệp trái phép, ông Truyền cho biết trách nhiệm thuộc về người đứng đầu địa phương khi để xảy ra vi phạm pháp luật đất đai, sử dụng đất sai mục đích.

 Điều “kỳ lạ” khiến chúng tôi thắc mắc là một số địa điểm vi phạm nằm đối diện với UBND xã Yên Sơn, nhưng không hiểu bằng cách nào mà những công trình này vẫn ngang nhiên được xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

 Còn tại xã Khám Lạng, theo tìm hiểu, địa phương cũng buông lỏng quản lý đất đai, để nhiều hộ dân xây dựng công trình kiên cố trên đất nông nghiệp. Khi người dân có đơn thư, UBND xã Khám Lạng thừa nhận nội dung tố cáo là đúng.

Ông Nguyễn Đình Công, Chủ tịch UBND xã Khám Lạng thừa nhận công dân tố cáo có 15 trường hợp huỷ hoại đất nông nghiệp, xây dựng công trình kiên cố trên đất nông nghiệp dọc trục đường 293 là đúng. Ảnh: Chính Công

 Cá biệt có trường hợp ông Nguyễn Văn Sỹ ở thôn An Phú đã chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan Nhà nước cho phép (đổ bê tông và xây dựng nhà xưởng) với tổng diện tích là 353m2.

Khi phát hiện sự việc, UBND xã Khám Lạng lập biên bản vi phạm hành chính phạt tiền và yêu cầu khắc phục hậu quả trả lại hiện trạng ban đầu của đất. Tuy nhiên, đến nay ông Sỹ vẫn chưa khắc phục lại hiện trạng. UBND xã Khám Lạng cũng không có biện pháp kiên quyết để xử lý người vi phạm.

 Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Công, Chủ tịch UBND xã Khám Lạng cho biết, việc công dân tố cáo có nhiều hộ dân huỷ hoại đất nông nghiệp, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp là đúng và xã đã lập kế hoạch để tháo dỡ.

 Chủ tịch UBND xã Khám Lạng khẳng định, đến ngày 26/5 sẽ có 2 trường hợp tự tháo dỡ và đến ngày 28/6 xã sẽ xử lý tháo dỡ thêm 8 trường hợp xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp.

Các công trình xây dựng vi phạm nằm đối diện UBND xã Yên Sơn nhưng lại không bị ngăn chặn, xử lý kiên quyết khiến người dân đặt ra câu hỏi: Liệu có hay không việc "trục lợi" khi để cho người dân san lấp đất nông nghiệp? Ảnh: Chính Công

 Liên quan đến nội dung này, ông Hoàng Văn Toán, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cho biết, để xảy ra việc người dân vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp thì trách nhiệm thuộc về UBND xã. Đối với các vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp tại xã Yên Sơn, ông Toán cho biết sẽ cho cán bộ kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 Để công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp, sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật, đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo UBND huyện Lục Nam kiểm tra, làm rõ và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Đồng thời, phải làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi để người dân tự ý huỷ hoại đất nông nghiệp, cũng như có hay không việc cán bộ địa phương bao che làm ngơ nhằm mục đích trục lợi cho người dân xây dựng hàng loạt công trình kiên cố trên đất nông nghiệp. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm