Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần giám sát chặt chẽ nguồn vật liệu xây dựng Bến cảng Liên Chiểu

N. Phó - Q. Thân

Thứ ba, 16/05/2023 - 14:25

(Thanh tra) - Mới bước đầu thi công nhưng giao nhận nguồn đá xây dựng ở Dự án (DA) Bến cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã xảy ra hiện tượng nhà cung ứng vật liệu không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật. Đối với một DA lớn, trọng điểm như vậy điều này không thể chấp nhận.

Dự án Bến cảng Liên Chiểu phải đương đầu với “sóng to, gió lớn”. Ảnh: P.T

TP Đà Nẵng đang khẩn trương xúc tiến đầu tư Bến cảng Liên Chiểu, được xem là công trình trọng điểm của TP và khu vực miền Trung.

Cảng Liên Chiểu được xây dựng ở phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu với tổng diện tích quy hoạch 450 ha. Trước mắt, xây dựng khu hạ tầng dùng chung, tạo cơ sở phát triển cảng biển tại khu vực Liên Chiểu.

DA Bến cảng Liên Chiểu Đà Nẵng có tổng mức đầu tư hơn 3.426 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 là hơn 2.900 tỷ đồng, phần còn lại là ngân sách của TP Đà Nẵng.

DA do Ban Quản lý (BQL) các DA Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng quản lý, gồm 2 phần: Phần cơ sở hạ tầng dùng chung bao gồm xây dựng kè chắn sóng và đê chắn sóng, luồng tàu, khu nước luồng tàu, đường giao thông kết nối, hạ tầng điện, nước và phần kêu gọi đầu tư về sau.

Đơn vị thực hiện DA là Liên danh Cty Cổ phần (CP) Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân - Tổng Cty Xây dựng Lũng Lô - Tổng Cty Xây dựng Trường Sơn - Cty TNHH Đầu tư Xây dựng DACINCO - Cty CP Xây dựng Xuân Quang.

Theo quan sát của PV Báo Thanh tra, DA đầu tư Bến cảng Liên Chiểu - phần hạ tầng dùng chung hiện đang trong quá trình thi công. Mỗi ngày có hàng trăm lượt xe vận tải đổ đá hộc phục vụ xây dựng các hạng mục quan trọng của công trình.

Tuy nhiên, dư luận phản ánh là một phần nguồn đá hộc phục vụ thi công không đảm bảo chất lượng, vì đây là các loại đất, đá phong hóa, đá ở mặt tầng phủ mỏ đất rất dễ vỡ vụn, xói lở không phù hợp thi công đê, kè chắn sóng của một DA lớn như Bến cảng Liên Chiểu.

Đá hộc xây dựng kè chắn sóng không đảm bảo chất lượng. Ảnh: P.T

Thông tin từ kết quả kiểm tra, rà soát từ BQL các DA đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng, vào các ngày 29/4 và ngày 3/5/2023, cán bộ kỹ thuật của nhà thầu đã phát hiện và lập biên bản vụ việc nguồn đá cung cấp cho DA không đảm bảo kỹ thuật. Sau đó, đã yêu cầu nhà cung cấp bốc xúc toàn bộ số đá này di chuyển ra khỏi công trường.

Theo BQL các DA Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng, chất lượng vật liệu đá dùng để thi công các hạng mục công trình thuộc DA Bến cảng Liên Chiểu phải đảm bảo tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt.

Hiện nay, nguồn đá sử dụng cho DA được lấy từ các mỏ trên địa bàn Đà Nẵng và Quảng Nam. Mỏ đá được khai thác phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý và được lấy mẫu thí nghiệm đảm bảo đạt các yêu cầu kỹ thuật trước khi được tư vấn giám sát xem xét và chủ đầu tư phê duyệt để sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình thi công, nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát phải lấy mẫu thí nghiệm theo tần suất quy định.

Theo tìm hiểu, một phần nguồn đá hộc cung ứng cho DA Bến cảng Liển Chiểu lấy từ mỏ đá Hố Mùn 2 mở rộng (xã Hoà Sơn, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng) của Cty TNHH Xây dựng và Thương mại Huy Cường Thịnh.

Trước đó, vào ngày 31/12/2022, UBND TP Đà Nẵng có Công văn số 7275 cho phép công ty này được bóc tầng phủ tại mỏ đá Hố Mùn 2 mở rộng và vận chuyển làm vật liệu san lấp tại công trình khu tái định cư phục vụ giải toả Làng Đại học Đà Nẵng (phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng); với khối lượng được phép khai thác 185.400m3 đất nguyên khối, tương đương 239.166m3 đất nở rời.

UBND TP còn quy định, Cty Xây dựng và Thương mại Huy Cường Thịnh có trách nhiệm cung cấp toàn bộ khối lượng đất trên cho BQL DA Đầu tư xây dựng hạ tầng và Phát triển đô thị Đà Nẵng để phục vụ san lấp Khu tái định cư Làng Đại học Đà Nẵng.

UBND TP giao UBND huyện Hoà Vang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc vận chuyển đất tầng phủ của Cty TNHH Xây dựng và Thương mại Huy Cường Thịnh.

Nguồn đá hộc xen lẫn đá tời, đất xốp. Ảnh: P.T

Vậy nhưng, ngày 16/3/2023, đại diện bên bán (bên A - thuê vận chuyển) là Cty CP Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân ký Hợp đồng số 136 về việc vận chuyển đá hộc với Cty TNHH Xây dựng và Dịch vụ vận tải Quỳnh Nhật (bên B -  thực hiện vận chuyển); với nội dung: Bên A thuê bên B vận chuyển đá hộc từ mỏ đá Hố Mùn 2, Hoà Sơn về DA Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung, tới vị trí do bên A chỉ định. Khối lượng tạm tính 30.000m3, giá trị hợp đồng tạm tính 3,45 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng đến 31/12/2023.

Chỉ riêng việc Cty Xây dựng và Thương mại Huy Cường Thịnh đồng ý để Cty CP Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân lấy đá từ việc bóc tầng phủ mỏ đá Hố Mùn 2 rồi thuê vận chuyển về DA Bến cảng Liên Chiểu là trái quy định của UBND TP.

Đó là chưa kể đến việc chất lượng đá tầng phủ tại Hố Mùn 2 bị phân hoá, dễ vỡ vụn khi bị tác động mạnh; nhưng không hiểu vì sao vẫn được cung cấp cho một DA lớn tầm cỡ đến như vậy?

Là công trình trọng điểm và quan trọng, nên BQL các DA Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng cần thường xuyên giám sát chặt chẽ về mặt kỹ thuật, chất lượng của nguồn vật liệu đầu và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm để đảm bảo an toàn cho toàn bộ DA Bến cảng Liên Chiểu về sau; nhất là khi bến cảng hoạt động phải đương đầu với “sóng to, gió lớn” của biển cả mênh mông và dễ hậu quả khôn lường.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm