Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 25/07/2015 - 09:16
Nhà nước sẽ chỉ độc quyền 16 loại hàng hoá và dịch vụ. Trong đó, với ngành điện, Nhà nước sẽ chỉ còn độc quyền dịch vụ truyền tải, phân phối và vận hành thuỷ điện đa mục tiêu, điện hạt nhân.
Nhà nước sẽ chỉ độc quyền vận hành truyền tải điện
Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo Nghị định về hàng hoá, dịch vụ, địa bàn thực hiện Nhà nước độc quyền trong hoạt động thương mại.
Theo đó, đối với ngành điện, Nhà nước sẽ độc quyền vận hành thuỷ điện đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân, độc quyền vận hành truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia.
Với các loại hàng hoá nhạy cảm khác, Nhà nước sẽ độc quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu và sản xuất vàng miếng, nhập khẩu thuốc lá, kinh doanh sổ xố kiến thiết, đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng.
Đối với dịch vụ, Nhà nước sẽ chỉ còn độc quyền dịch vụ hoa tiêu hàng hải, công tác vận hành đảm bảo an toàn hàng hải như vận hành hệ thống báo hiệu, thông tin duyên hải, sửa chữa nâng cấp hệ thống hàng hải, dịch vụ đảm bảo hoạt động bay như dịch vụ không lưu, tìm kiếm cứu nạn. Đặc biệt, Nhà nước sẽ độc quyền in đúc tiền, quản lý khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt.
Theo Bộ Công Thương, danh mục trên chỉ là danh mục "động", có thể được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội. Danh mục này đựa trên cơ sở rà soát, phù hợp với quá trình tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty, DNNN.
Nguyên tắc lựa chọn danh mục là độc quyền nhà nước chỉ thực hiện trong lĩnh vực cần thiết mà doanh nghiệp tư nhân hay các thành phần kinh tế khác không muốn, không có khả năng tham gia. Đặc biệt, việc thực hiện độc quyền Nhà nước phải đảm bảo không biến thành độc quyền doanh nghiệp, thu hẹp các lĩnh vực độc quyền Nhà nước, xoá bỏ báo cấp của Nhà nước cho doanh nghiệp. Hoạt động độc quyền Nhà nước cũng vẫn phải tuân thủ theo pháp luật về doanh nghiệp, về cạnh tranh.
Các hoạt động độc quyền Nhà nước trong thương mại dịch vụ, hàng hoá phải đảm bảo nguyên tắc minh bạch, công khai. Nội dung này đã thể hiện rõ Nghị quyết của Hội nghị trung ương Đảng, trong đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2013-2015 đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng hiện nay, được quy định rải rác tại nhiều cấp độ văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Như vậy, với danh mục chỉ còn 16 loại hàng hoá và dịch vụ trên, các lĩnh vực còn lại mà DNNN đang chiếm lĩnh sẽ dần dần phải xoá bỏ độc quyền Nhà nước, điển hình như xăng dầu, dầu khí, sản xuất điện, than, thép,...
Theo Phạm Huyền/Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải