Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

VASEP cần thúc đẩy sản xuất ngành hàng cá tra

Thứ năm, 04/09/2014 - 14:32

(Thanh tra) - Ngày 4/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản (VASEP) tuyên truyền, vận động hội viên nắm đúng, hiểu rõ và nghiêm túc thực hiện các quy định của Nghị định 36, Thông tư 23, góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất lĩnh vực và ngành hàng cá tra.

Lĩnh vực, ngành hàng cá tra đang có nhiều tiềm năng và lợi thế. Ảnh minh họa: Internet

Bộ NN&PTNT đã bác kiến nghị của VASEP liên quan đến Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra (sau đây gọi tắt là Nghị định 36).

Trước đề xuất của VASEP về việc tổ chức đối thoại với doanh nghiệp liên quan đến Nghị định 36, Bộ NN&PTNT cho rằng: Các ý kiến, kiến nghị của VASEP, của một số doanh nghiệp thuộc VASEP đã được Bộ NN&PTNT nghiêm túc lắng nghe, trao đổi, giải đáp trực tiếp tại các hội nghị, hội thảo; trả lời bằng văn bản. Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2013/BC-BNN-TCTS ngày 20/6/2014 tình hình công tác triển khai và hướng dẫn thực hiện Nghị định 36. Báo cáo này cũng đã được gửi tới VASEP.

Bên cạnh đó, Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36 được Bộ NN&PTNT ban hành trên cơ sở đã quán triệt việc bám sát thực tế hoạt động trong nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và yêu cầu tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra để hướng dẫn, làm rõ hơn các nội dung qui định trong Nghị định 36, nhất là các nội dung về đăng ký diện tích, sản lượng nuôi cá tra, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi, quản lý chất lượng, đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra để người dân, doanh nghiệp thực hiện thuận lợi.

Cùng với đó, Thông tư cũng đã tính toán tới việc đảm bảo các thủ tục hành chính đơn gian, dể hiểu, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính, không gây phiền hà cho thương nhân và người nuôi cá tra; Đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đối tượng chịu sự quản lý và thực hiện chế độ hậu kiểm của các cơ quan/tổ chức có thẩm quyền hoặc được giao thực hiện; Đặc biệt là công khai, minh bạch các bước thẩm định, xác nhận hồ sơ, phương pháp phân tích của các cơ quan/tổ chức có thẩm quyền hoặc được giao thực hiện.

Ngoài ra Thông tư cũng đã bám sát việc đảm bảo bí mật kinh doanh của các thương nhân và việc ban hành phù hợp với hệ thống luật pháp hiện hành.

Thực tế, quá trình soạn thảo Thông tư, đơn vị chủ trì soạn thảo là Tổng cục Thủy sản đã tuân thủ các qui định về trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng NN&PTNT qui định tại Luật Ban hành văn bản Qui phạm pháp luật năm 2008 và Thông tư số 50/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2013.

Cùng với đó, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức 8 cuộc họp Tổ Soạn thảo và đại diện các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Hiệp hội Cá tra Việt Nam và cả VASEP góp ý cho Dự thảo Thông tư tại Hà Nội.

Ngày 9/6/2014, tại TP Cần Thơ, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư với thành phần tham gia là đại diện UBND một số tỉnh/thành phố, Sở NN&PTNT (bao gồm các Chi cục Nuôi trồng thủy sản/Thủy sản, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản), cộng đồng doanh nghiệp chế biến cá tra, người nuôi cá tra, các Hội, Hiệp hội Thủy sản.

Tiếp đó, ngày 22/7/2014, Bộ NN&PTNT đã tổ chức đối thoại với đại diện lãnh đạo VASEP, một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn. 

Bộ NN&PTNT đề nghị VASEP tuyên truyền, vận động hội viên nắm đúng, hiểu rõ và nghiêm túc thực hiện các quy định của Nghị định 36, Thông tư 23, góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất lĩnh vực và ngành hàng cá tra đã và đang có nhiều tiềm năng và lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm