Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 24/02/2014 - 22:00
(Thanh tra) - Ngày 24/2, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Đại học Thái Nguyên tổ chức hội thảo khoa học “Tổng kết phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua 30 năm đổi mới”.
Dự hội thảo có đông đảo các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các bộ, ngành Trung ương và đại diện một số trường đại học trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe khái quát về bản báo cáo “Tổng kết phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua 30 năm đổi mới” với ba nội dung chính gồm: Quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; những vấn đề đặt ra về mặt lý luận trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; kiến nghị về quan điểm, phương hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta trong những năm sắp tới.
Báo cáo nêu rõ, qua 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó nổi bật là sự đổi mới về đường lối kinh tế. Từ Đại hội VI đến Đại hội XI của Đảng, cùng với sự phát triển nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thì Đảng ta cũng có sự phát triển trong nhận thức lý luận về vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của dân tộc.
Hầu hết các đại biểu cho rằng bản báo cáo được thực hiện công phu, bài bản và bám sát đề cương gợi ý của Ban chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới. Tuy nhiên, đối với một số nội dung liên quan đến động lực phát triển kinh tế, có đại biểu đề nghị bản báo cáo cần trình bày tổng quát hơn, sâu hơn vì mâu thuẫn hiện nay là nền kinh tế nước ta năng suất thấp, chất lượng kém, giá trị gia tăng chưa cao, có phần tụt hậu trong điều kiện kinh tế thị trường thế giới cạnh tranh. Kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn nước ngoài, khai thác tài nguyên, xuất thô do thiếu các ngành công nghiệp chế biến hiện đại. Đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra đối với nước ta từ một nước nông nghiệp đang phát triển, muốn có nền kinh tế thị trường hiện đại, văn minh của một nước công nghiệp phát triển theo kịp với nền kinh tế tri thức…
Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng tập trung vào các lĩnh vực khác như: Mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; một số dự báo về bối cảnh trong nước và thế giới; chế độ sở hữu, thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế; sự lãnh đạo của Đảng đối với nền kinh tế…
Gần 20 ý kiến đóng góp của các đại biểu đã được tổng hợp và tiếp thu để hoàn thiện bản báo cáo.
Thu Hằng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình