Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiếp tục xử lý thêm 74 cửa hàng vi phạm giá bán khẩu trang, nước sát trùng

Thứ hai, 03/02/2020 - 21:44

(Thanh tra) - Trong ngày 3/2/2020, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã kiểm tra 616 cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, hiệu thuốc trên địa bàn cả nước, phát hiện 74 cửa hàng vi phạm, thu nộp ngân sách 59.550.000 đồng.

Mặt hàng khẩu trang, nước sát trùng đang khan hiếm do nhu cầu tiêu thụ cao. Ảnh: QLTT

Tính trong ngày 3/2, lực lượng QLTT đã kiểm tra 616 đơn vị kinh doanh thiết bị y tế, cửa hàng, hiệu thuốc. Xử lý 74 vụ vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 59.550.000 đồng. Cùng với đó, tạm giữ 9.934 khẩu trang các loại.

Trước đó, từ ngày 31/1 đến ngày 2/2, lực lượng QTLL đã kxử lý đã lên tới 1.221 vụ có vi phạm giá bán niêm yết, có biểu hiện găm hàng, tích trữ đối với mặt hàng vật tư y tế phòng virus nCov (virus Corona) là khẩu trang, nước rửa tay sát trùng.

Như vậy, tính từ ngày 31/1 đến ngày 3/2, lực lượng QLTT trên cả nước đã kiểm tra, xử lý: 1.837 vụ. Tạm giữ: 328.550 chiếc khẩu trang có dấu hiệu vi phạm.

Theo Tổng cục QLTT, Bộ Công thương sau khi triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, hiện tượng thu gom khẩu trang y tế và các sản phẩm sát trùng đã giảm so với những ngày trước.

Tuy nhiên, vẫn xảy ra hiện tượng khan hàng và có biến động giá các mặt hàng khẩu trang, nước sát trùng và găng tay y tế phục vụ phòng bệnh.

Khu vực miền Bắc, nhiều cơ sở kinh doanh tân dược treo biển “Không còn khẩu trang để bán” do nguồn cung mặt hàng khẩu trang, nước sát trùng... rất hạn chế.

Tại Hà Nội, bên trong chợ thuốc Hapulico, tuyến phố Ngọc Khánh, Phương Mai hàng loạt quầy thuốc tại đây đều đặt biển "Không bán khẩu trang, nước rửa tay, xin đừng hỏi"... Rất nhiều khách hàng có nhu cầu về khẩu trang y tế, nước rửa tay kháng khuẩn đều không thể mua được mặt hàng này.

Tại TP Hồ Chí Minh, trong ngày 3/2, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng khẩu trang y tế trên địa bàn đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đến thời điểm hiện tại, phần lớn các nhà thuốc đã bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết các nhà thuốc, các điểm kinh doanh dụng cụ y tế đã không còn mặt hàng khẩu trang để bán.

Bình Yên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm