Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam đắt nhất, nhì thế giới

Thứ tư, 12/03/2014 - 21:48

(Thanh tra) - “Chúng ta cứ mải mê chạy theo thành tích xuất khẩu gạo, năm sau phá vỡ kỷ lục của năm trước. Trong khi, ngành nông nghiệp không tính chuyển lượng thực phẩm dư này sang chăn nuôi. Hiện tại, Việt Nam đang phải gánh chịu giá thức ăn chăn nuôi (TACN) cao nhất nhì trên thế giới”. GS Nguyễn Lân Dũng nhận định.

Người chăn nuôi đã chịu nhiều rủi ro về dịch bệnh, thị trường bấp bênh còn phải "gánh" thêm giá TACN đắt nhất, nhì thế giới. Ảnh: T.A

Theo ông Lê Bá Lịch, chủ tịch Hiệp hội TACN Việt Nam, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nước ngoài là hệ quả của chính sách phát triển nông nghiệp chưa đúng kéo dài 20 năm qua. Đến nay, gần 100% nguyên liệu thức ăn cho lợn, gà phải nhập khẩu, không có đồng cỏ để nuôi bò nên Việt Nam phải nhập khẩu sữa, bò thịt từ nước ngoài.

Ước tính, TACN đang chiếm tới 70% trong cơ cấu thành phần tạo nên giá của sản phẩm chăn nuôi. Trong khi Việt Nam tiêu thụ khoảng 12,5 triệu tấn TACN mỗi năm, nhưng đã phải nhập tới 9 triệu tấn nguyên liệu, tương đương 72% số nguyên liệu TACN phải nhập ngoại.

Trong khi đó, thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khiến không ít người lo ngại về việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Bởi nếu như, năm 2013 Việt Nam đã thu về 2,95 tỷ USD nhờ xuất khẩu gạo thì đã chi tới 3 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu. Thậm chí, nếu tính cả lượng nhập khẩu ngô, đậu nành và lúa mì, Việt Nam đã chi ra trên 4 t USD để nhập khẩu mặt hàng này.

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2014, đã có tới 375 triệu USD để nhập TACN và nguyên liệu, tăng gần 5% so với cùng thời điểm năm 2013. Với mặt hàng ngô thì lượng nhập khẩu còn tăng đáng kể hơn với mức tăng gấp 7 lần về lượng so với cùng kỳ với 1,26 triệu tấn ngô, trị giá 326 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm Việt Nam chỉ đạt 700.000 tấn, thu về 303 triệu USD, chưa bằng số tiền bỏ ra để nhập khẩu ngô cho chăn nuôi.

“Chúng ta cứ mải mê chạy theo thành tích xuất khẩu gạo, năm sau phá vỡ kỷ lục của năm trước. Năm sau cố gắng xuất khẩu nhiều hơn năm trước. Trong khi, ngành nông nghiệp không tính đến chuyển lượng thực phẩm dư này sang chăn nuôi. Hiện tại, Việt Nam đang phải gánh chịu giá TACN cao nhất nhì trên thế giới”. GS Nguyễn Lân Dũng nhận định.

Cần có giải pháp căn cơ để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để sản xuất TACN. Ảnh: TA

Thực tế, ngành nông nghiệp đã và đang rục rịch xây dựng, triển khai chương trình, đề án lớn mang tên sử dụng thóc gạo làm nguyên liệu TACN để giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mặt khác tận dụng được thóc gạo, cám gạo dư thừa.

Tuy nhiên, đến nay chương trình, đề án này vẫn còn loay hoay khâu đánh giá các phương án khả thi. Thêm vào đó, theo tính toán của các chuyên gia, trong trường hợp dùng nguồn nguyên liệu từ trồng trọt trong nước để dùng làm TACN thì cũng không đủ. Vì, trong cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu TACN bao gồm nhóm các nguyên liệu giàu năng lượng (như ngô, đậu tương...) và các nhóm thức ăn bổ sung khác. Đây lại là nhóm chưa nằm trong danh sách tự sản xuất được trong nước nên buộc phải nhập khẩu.

Thống kê của Cục Trồng trọt cũng cho thấy, hiện nước ta trồng khoảng hơn 1 triệu ha ngô, năng suất khoảng 4 tấn/ ha và khoảng hơn 100.000 ha đậu tương, năng suất khoảng 1,2 tấn/ ha.. .Nếu tận dụng nguồn này làm nguyên liệu sản xuất TACN so với nhu cầu thì chưa thấm vào đâu.

Mục tiêu của ngành nông nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu sẽ đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm đến 40% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Song để đạt được mục tiêu này, ngành nông nghiệp phải có những kế hoạch dài hơi, căn cơ hơn về nguồn nguyên liệu, tạo những vùng nguyên liệu lớn, năng suất cao, ổn định, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Nếu không chúng ta sẽ tiếp tục lãng phí nguyên liệu rất dồi dào từ nông sản có sẵn trong nước và bỏ nguồn ngoại tệ lớn ngang bằng với tổng nguồn thu từ xuất khẩu gạo chỉ để nhập khẩu nguyên liệu TACN.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm