Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khách hàng mua BĐS: Dở khóc, dở mếu

Chủ nhật, 03/08/2014 - 12:01

(Thanh tra)- Nhiều người dân trên địa bàn TP Hà Nội đã bỏ ra tiền tỷ để mua nhà tại các dự án (DA) bất động sản (BĐS). Thay cho việc được nhận căn hộ đúng tiền độ thì nhiều hộ đang nuốt trái đắng vì “tiền đã trao, mà nhà không có”.

Sau 7 năm khởi công, tòa nhà chỉ dựng lên vài cọc móng. Ảnh: Trà Vân

Nhiều khách hàng bỏ ra từ 4 đến 5 tỷ đồng để mua nhà tại DA nhà liền kề Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội từ năm 2009. Thế nhưng, giờ đây người mua nhà chỉ nhận được những bãi đất hoang. Trong khi theo đúng cam kết trong hợp đồng với chủ đầu tư là Cty Booyoung (Hàn Quốc) , thì khách hàng phải có nhà để ở cách đây 3 năm.

“Bản thân gia đình nhà tôi đến giờ cũng chưa biết vị trí nào, mà chỉ biết là bãi đất trồng trong vòng 5 năm nay”, anh Nguyễn Nam, phố Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội nói.

Theo tìm hiểu của PV, nguyên nhân chậm tiến độ của DA này là do chủ đầu tư làm sai quy hoạch. Mặc dù, chủ đầu tư đã nhận lỗi để điều chỉnh hồ sơ, nhưng đến nay vẫn chưa xong.

Khách hàng hoang mang, lo lăng không biết tiền của mình đi đâu??? Ảnh:Trà Vân

Điều đáng nói là, một DA BĐS thực hiện không đúng quy hoạch mà vẫn được cấp phép thực hiện, thu tiền của khách hàng để rồi om tiền và chậm tiến độ.

Ngay ở vị trí khá đắc địa của Thủ đô Hà Nội là DA khu nhà ở kinh doanh phố Thượng Thụy, Phố Thượng, Tây Hồ, sau 7 năm khởi công giờ cũng chỉ mới xong phần cọc móng. Hiện, chỉ là các cọc sắt thép rỉ, sét, bỏ hoang lâu ngày. DA đã quá thời điểm bàn giao nhà tới 5 năm, trong khi người mua nhà đã đóng tới 90% tiền. Nhiều người mua nhà đã tìm cách liên hệ với chủ đầu tư là bà Châu Thị Thu Nga - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Nhà đất (Housing Group), nhưng lần nào cũng bị từ chối không tiếp.

“Chúng tôi mua nhà để ở, thế nhưng đến giờ phút này không được bà Châu Thị Thu Nga trả lời một cái gì cả. Và, đến bây giờ chỉ là hoang tàn đổ nát, dân thì đến nuôi cá, nuôi gà”, chị Hồ Thị Nga, Hà Đông, Hà Nội bức xúc .

Không rõ là tiền của người dân đi đâu, còn thực tế phũ phàng bày ra trước mắt thật xót xa, hầm của tòa nhà chung cư giờ chỉ để dành nuôi cá, khuôn viên chỉ dành để thả gà.

Còn tại DA An Hưng (Hà Đông), người mua nhà ngậm ngùi kiểu khác. Sau gần 2 năm chậm tiến độ chưa kịp mừng vì được bàn giao nhà thì những chủ căn nhà liền kề có giá đến 7 tỷ đồng, lại đang tìm cách vượt rào để vào chính ngôi nhà của mình.

Lý do là, con đường vào chính ngôi nhà của mình không nằm trong DA của chủ đầu tư, trong khi theo lời khẳng định của người mua nhà thì khi ký kết hợp đồng họ được cung cấp bản đồ quy hoạch có vẽ đầy đủ đường rộng 22 mét trước mặt tiền của ngôi nhà.

“Tôi cảm thấy như bị lừa, bởi vì nhà đã bàn giao từ quý II/2012, nhưng giờ chúng tôi không có đường vào nhà. Giờ không biết kêu ai”, nhiều hộ dân bức xúc.

Được biết, tại DA này, hiện có khoảng 30 căn nhà đã bàn giao, nhưng chưa có đường vào nhà, nên cũng chưa ai vào ở được. Nhìn khối tài sản phơi mưa, phơi nắng, đang xuống cấp từng ngày, nhiều người không khỏi xót xa. Khách hàng đã nhiều lần gửi kiến nghị lên chủ đầu tư, nhưng chỉ nhận lại lời giải thích qua điện thoại rằng, chưa giải phóng được mặt bằng.

Hàng trăm khách hàng mua nhà tại các DA mếu dở, khóc dở. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà.

Nhiều chuyên gia BĐS cho rằng, việc chủ đầu tư chiếm dụng vốn của người dân lên đến con số hàng trăm tỷ đồng, trong thời gian kéo dài từ 5 – 7 năm, cần có chế tài xử lý. Việc này ảnh hưởng đến trật tự xã hội, nên chăng các nhà làm luật phải có chính sách nhanh chóng điều chỉnh để đánh giá các tài liệu chứng cứ xử lý các chủ đầu tư, các cá nhân vi phạm thật nghiêm khắc. Người mua nhà cũng phải đến các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể khởi kiện các chủ đầu tư ra cơ quan bảo vệ pháp luật, ra tòa án để trả lại sự công bằng cho khách hàng. Từ đó, mới loại được các chủ đầu tư không đủ năng lực ra khỏi sân chơi BĐS.

Trà Vân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024
Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm