Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hàng Việt về nông thôn: Gập ghềnh chiếm lĩnh những vùng quê

Thứ bảy, 02/01/2016 - 10:50

Tâm lý thích mua hàng giá rẻ của nhiều người dân khu vực nông thôn, cộng với độ phủ sóng hàng Việt còn thấp là một trong những nguyên nhân chính khiến hàng giả, hàng nhái tung hoành ở nhiều nơi.

Độ phủ sóng hàng Việt tại nhiều vùng quê vẫn còn hạn chế (Ảnh minh họa. Nguồn: Đức Duy/Vietnam+)

Biết hàng kém chất lượng vẫn phải mua?

Chờ Vồi, huyện Thường Tín (Hà Nội), chỉ nằm cách trung tâm thủ đô chừng 20km, đây cũng là một khu chợ dân sinh buôn bán khá sầm uất và quen thuộc của người dân quanh vùng. 

Trong chợ có hơn một chục sạp hàng tạp hóa, bày bán đủ loại, từ hàng tiêu dùng thiết yếu như quần, áo, giày dép, dầu gội đầu, mỹ phẩm đến bánh kẹo...

Quan sát cảnh mua bán tại chợ có thể thấy, đa phần người mua đều không xem kỹ hàng hóa, mà chỉ quan tâm giá cả sản phẩm là bao nhiêu, mặc cả xong là mua và ít ai biết rằng mình có thể mua phải hàng giả.

Tại sạp bán bánh kẹo, sau khi hỏi giá rất nhanh, chị Nguyễn Phương Lan, một người dân xã Tự Nhiên đã chọn cho mình 1 túi quẩy (loại 2 kg) với giá 30.000 đồng và một dây dầu gội đầu nhãn hiệu Clear, theo chị mua bánh cân thường rẻ, lại được nhiều và dầu gội đầu kiểu này cũng thuận tiện khi đi xa. 

Nhưng khi được hỏi về cách phân biệt hàng giả, hàng nhái thì bản thân chị đều lắc đầu và cho rằng, chị đã mua ở cửa hàng này nhiều năm, người bán cũng đều là người dân trong làng nên dễ tin nhau.

Tìm theo địa chỉ ghi trên nhãn mác, chúng tôi quay về xã La Phù (huyện Hoài Đức), nơi được coi là kinh đô bánh kẹo của miền Bắc. Dọc hai bên đường vào làng là các cửa hiệu, đại lý san sát, hàng hóa được chất đống ngổn ngang, cảnh mua bán diễn ra nhộn nhịp.

Hàng hóa ở La Phù cũng rất đa dạng về mẫu mã lẫn hình thức, không thua kém hàng ngoại nhập, đa phần là hàng công ty, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được các đại lý niêm yết giá một cách công khai.

Tuy nhiên, với những hàng hóa loại bán cân, đóng gói theo từng bao nilon thì để tìm được nơi sản xuất là rất khó khăn, vì ở La Phù có tới hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, nhiều trong số đó cũng chỉ làm gia công, theo đơn đặt hàng.

Trao đổi với chủ một quầy phân phối bánh kẹo có tên Đức Long, ông này cho biết, hàng hóa bán ra thị trường mà không ghi xuất xứ thì người tiêu dùng sẽ không mua. Tuy nhiên, khi hỏi về nhãn mác trên một số loại bánh kẹo đóng trong các bao nilon bán cân mà cửa hàng đang bày bán thì vị này chỉ trả lời chung chung là của La Phù, còn địa chỉ thực và số điện thoại không liên lạc được.

Nhiều loại hàng đóng gói kiểu này rất khó tìm được đúng cơ sở sản xuất (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Hạ tầng thương mại khu vực nông thôn còn yếu đã khiến hàng giả, hàng nhái vẫn lũng đoạn nhiều nơi (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến hết năm 2015, cả nước có 23 địa phương được hỗ trợ xây dựng những điểm bán hàng Việt Nam cố định, trong đó ưu tiên khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới và hải đảo...

Tuy nhiên, theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, để nâng cao hiệu quả của các điểm bán hàng Việt, tại các điểm bán này, phải bày bán 100% hàng hóa của Việt Nam, mặt hàng phải phong phú, trong đó chú trọng đến các sản phẩm đặc sản vùng miền.

Trong mọi trường hợp không để hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng vào các điểm bán hàng Việt Nam cố định. Đồng thời cũng phải thường xuyên đưa hàng trực tiếp vào các đại lý sâu trong thôn, bản, đường xá đi lại khó khăn.

Theo ĐỨC DUY/VIETNAM+

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

N. Phó

10:12 13/12/2024
Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

Bài 4: Đa dạng hoá phương tiện VTHKCC để người dân có nhiều lựa chọn

(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.

Cao Sơn

08:06 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm