Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giá hoa “đội” giá nhiều lần khi đến tay người tiêu dùng

Thứ ba, 07/03/2017 - 21:46

(Thanh tra) - Giá hoa cận Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 tại Hà Nội từ các hộ trồng giao cho thương lái chỉ tăng nhẹ. Thế nhưng, khi đến tay người tiêu dùng, đã bị tăng nhiều vì phải qua nhiều “cầu”...

Hoa hồng tăng giá khá nhiều tại các cửa hàng bán lẻ so với giá tại vườn. Ảnh: LH

Qua nhiều “cầu” tiểu thương

Cận kề những ngày dịp ngày lễ của chị em phụ nữ khắp mọi nẻo đường con phố đều tràn ngập sắc hoa kéo theo số lượng “cầu” tăng cao đột biến đồng thời cũng khiến giá hoa tăng vọt theo.

Dọc theo con đường vào làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm) những ngày này tràn ngập sắc màu các loại hoa như: Cúc, hồng màu, ly… cùng với đó là không khí buôn  bán nhộn nhịp khác hẳn so với những ngày thường.

“Năm nay thời tiết mưa ít, hoa cũng ít theo nên giá hoa tăng theo, bà con mới được nhờ” - chị Bùi Thị Kiều, chủ một vườn hoa giải thích

Theo tìm hiểu của phóng viên, những ngày nhu cầu hoa tăng cao như dịp 8/3 này thì đa số các thương lái đến tận vườn lấy hoặc đặt số lượng hoa từ trước tránh tình trạng “khan” hoa, “cháy” hoa hoặc bị đẩy giá “ảo”.

Người tiêu dùng phải mua hoa với giá đắt hơn nhiều so với giá gốc, tình trạng này phải chấp nhận ngoài thị trường. Ảnh: LH 

Ghi nhận tại một vườn hoa trong làng Tây Tựu, hầu hết các loại hoa ở đây đều tăng giá, chỉ trừ các loại hoa cúc. Cụ thể là: Hoa hồng dao động từ từ 4.000 - 4.500 đồng/ bông hồng ngắn, còn với hồng dài là 8.000 - 9000 đồng/bông; tăng gần gấp đôi so với ngày thường; hoa Ly cũng tăng lên có giá 35.000 - 40.000 đồng/cành. Còn với hoa cúc thì thậm chí những ngày này còn rẻ hơn, chỉ còn khoảng 1.000 đến 2.000 đồng/bông.

Tuy nhiên, khi được thương lái buôn đem ra chợ Nhổn (Bắc Từ Liêm) cách đó vài km đã được nhích lên vài trăm đồng đến hàng chục nghìn đồng/bông tùy theo từng loại hoa. “Hoa hồng ngắn có giá từ 5.000 đồng/bông, hoa hồng dài từ 9.000 - 11.000 đồng/ bông. Tăng nhiều nhất là hoa ly có giá từ 45.000 - 50.000 đồng/cành” - một tiểu thương đổ hoa buôn tại chợ nói.

Chưa dừng lại ở đó, giá hoa tiếp được “độn” giá khi được đưa vào các đại lý bán hoa bó thành từng bó. Ngay tại các cửa hàng bán hoa tại chợ Nhổn, giá rẻ nhất cho mỗi bó hoa hồng từ 8 đến 10 bông là 90.000 đồng đến 100.000 đồng. Đắt nhất có lẵng hoa lên đến 300.000 - 400.000 đồng.

Có thể thấy, hoa từ vườn đến tay người dân đã phải trải qua nhiều “cầu” tiểu thương và đại lý nên dẫn tới việc giá hoa bị “đội ” lên so với giá tại vườn.

Nhiều hộ trồng chấp nhận việc phụ thuộc giá vào thương lái

Mặc dù bị “đôị” giá khi đến tay người tiêu dùng nhiều lần, song, lợi nhuận chỉ “rơi” nhiều vào túi các tiểu thương còn người nông dân trồng hoa thì chẳng thu lợi được bao nhiêu.

“Một sào Bắc bộ tính tất cả chi phí từ tiền mầm hoa, phân bón và tiền điện (thắp sáng cho hoa vào buổi tối) phải mất 11 - 12 triệu đồng. Nếu bán được 20 triệu đồng thì mình cũng chỉ có tí tiền công bỏ ra vài tháng” - chị Nguyễn Thị Liêm - chủ một vườn hoa cúc chia sẻ.

Ngay tại chợ Nhổn cách làng hoa Tây Tựu rất gần, hoa cũng được bán với giá cao hơn nhiều. Ảnh: LH 

Cũng theo chị Liêm, thời điểm này có giá gần 200 đồng một mầm hoa, hoa bán thì có gần 30.000 đồng/bó (hoa cúc) mà từ giai đoạn chăm sóc đến lúc cắt hoa phải mất bao nhiêu công và tiền phân, tiền điện chăm sóc. Thấp nhất mỗi bông hoa mình chăm sóc cũng phải mất 1.000 đồng rồi, vậy mà có thời điểm bán cũng chỉ được hơn 1.000/bông thì làm gì có lãi? Trồng hoa nhiều lúc nó cũng như đánh bạc.

Đối với các hộ trồng hoa ly, hoa hồng thì tiền lãi thu về có cao hơn với hoa cúc. Tuy nhiên, nhiều hộ trồng cũng có chung chia sẻ. Giá hoa đổ buôn cho một vài thương lái lớn. Khi đến dịp 8/3 hay 20/10 hoặc lễ tết, thương lái chỉ tăng thêm đôi chút chứ không “tăng” mạnh như ngoài thị trường. Điều này, nhiều hộ trồng phải chấp nhận vì việc sản xuất trồng hoa là quanh năm chứ không phải chỉ 1 vài dịp lễ. Thương lái có vốn lớn, “ôm” hoa cả năm nên người ta có quyền điều chỉnh giá trả cho người trồng. Nếu nếu vì giá cả tăng cao ngoài thị trường mà các hộ trồng tự cắt đi bán, một vài lần thương lái không “mặn” mua nữa thì cũng không có “đầu ra” ổn định.

Lê Hoàng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.

Nam Dũng

12:43 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm