Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người uy tín ở A Dơk

Minh Thùy

Thứ bảy, 16/07/2022 - 07:00

​(Thanh tra)- Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tìm được những người cán bộ thực sự có tài và có tâm.

Thư Bác Hồ gửi Đại hội Các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku được ông H’Man - Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Adơk Kông đóng khung treo trang trọng trong nhà. Ảnh: MT

Họ là tấm gương sáng cho đồng bào trong việc chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế...

Lựa chọn người uy tín

Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số những năm qua đã thúc đẩy quá trình lựa chọn những con người uy tín để dẫn dắt đồng bào ở các buôn làng chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng cũng như không vi phạm pháp luật.

Theo quyết định, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số phải là những người gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, là cầu nối quan trọng giữa chính quyền với nhân dân, là địa chỉ tin cậy của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân, có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - trật tự của địa phương.

Người có uy tín không chỉ gương mẫu thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước mà còn là lực lượng nòng cốt trong thực hiện tuyên tuyền, vận động đồng bào ở khu dân cư xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn vệ sinh môi trường; xóa bỏ hủ tục lạc hậu…

Tiêu chí cụ thể cùng những chính sách khuyến khích, nên ở khắp các buôn làng đều đã phát triển thành từng nhóm, đội người có uy tín cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở nhiều buôn làng đã xuất hiện nhiều người có uy tín tiêu biểu trên các lĩnh vực.

Xã Adơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai từng được biết đến là “điểm nóng” về an ninh trật tự. Thế nhưng những năm gần đây xã đã đổi khác, cuộc sống của đồng bào đã trở nên bình yên, no ấm hơn.

Để có được điều này, lãnh đạo xã A Dơk cũng như chính quyền xã huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai đã có những chỉ đạo kịp thời, trong đó có việc chú trọng lựa chọn và phát triển những người có uy tín trong buôn làng.

Theo báo cáo, xã A Dơk hiện có 5 thôn làng, với gần 1.400 hộ, người dân tộc thiểu số chiếm hơn 92%, hộ nghèo chiếm 9,59%.

Hiện xã Adơk có 5 người có uy tín/5 thôn, làng. Người có uy tín ở địa phương luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Đặc biệt luôn đi đầu và vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế... góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở.

Ông H’Man - Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Adơk Kông, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, là tấm gương tiêu biểu về chấp hành những đường lối chủ trương của Đảng trong giữ gìn nếp sống văn hóa, xây dựng đời sống tinh thần trong buôn làng.

Theo ông H’Man, dân làng Adơk Kông luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, yêu kính Bác Hồ, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên xây dựng cuộc sống mới.

Những năm 2001, 2004, một số người dân trong làng khác nhẹ dạ nghe theo lời kẻ xấu khiến tình hình an ninh trật tự bất ổn, nhưng riêng người dân làng Adơk Kông thì tuyệt đối tin tưởng vào Đảng, vào Bác Hồ kính yêu.

Ông H’Man bày tỏ: “Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, luôn vì dân, vì nước. Bà con trong làng treo ảnh Bác ở nơi trang trọng nhất trong nhà là muốn gửi gắm tấm lòng hiếu kính với Người. Hơn nữa, treo ảnh Bác còn nhằm giúp giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống đánh giặc cứu nước của cha ông để sống ý nghĩa và có ích hơn”.

Với những lời tuyên truyền từ người tự nêu gương như ông, nhiều người dân trong làng đã làm theo và thấy được ý nghĩa thực sự của việc tin tưởng vào Đảng, vào Bác Hồ kính yêu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpă Thuyên cho biết, tỉnh luôn quan tâm tạo điều kiện cho người có uy tín trong các hoạt động; kịp thời thông tin các chủ trương chính sách mới của Chính phủ, của tỉnh, của huyện để người có uy tín nắm bắt và tuyên truyền bà con chấp hành.

Trong công tác tuyên truyền, tỉnh chú trọng phát hành bản tin bằng các thứ tiếng địa phương như Ba Na, Gia Rai. Đồng thời, tuyên truyền bà con gìn giữ văn hóa, bản sắc, quan tâm đào tạo đội ngũ trí thức là con em người địa phương…

Hằng năm, UBND tỉnh cũng chỉ đạo Ban Dân tộc rà soát lại, bình bầu, đánh giá, bổ sung người có uy tín theo đúng quy định.

A Dơk đổi thay

Xã A Dơk, huyện Đăk Đoa cách trung tâm TP Pleiku khoảng 15km và từng là “điểm nóng” trong việc biểu tình gây rối năm 2001.

Từ năm 2000 trở về trước, A Dơk là xã nghèo nhất nhì tỉnh Gia Lai với 80% hộ dân thuộc diện nghèo.

Người dân ở xã A Dơk luôn sống trong cảnh đói nghèo, lạc hậu khi các huyện lân cận đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế.

Đường giao thông ở xã A Dơk được rải nhựa. Ảnh: MT

Khi những cơn đói cứ bủa vây từng nóc nhà và sự gieo rắc của kẻ xấu rằng, ở nơi nào đó bên kia quả đất là miền hứa khiến con người lệch lạc về tư tưởng. Họ bắt đầu tìm cách vượt biên.

Những ngôi làng của xã A Dơk lúc bấy giờ trở thành “điểm nóng” của tỉnh về chống đối sự lãnh đạo chính quyền.

Ông Y Mưn, Bí thư Đảng ủy xã A Dơk cho biết: “Nghèo khổ nên dân trong xã phải tìm cách kiếm đủ cái ăn. Nghe xúi giục vượt biên sống sung sướng là họ trốn đi. Người xấu lợi dụng dân làng cả tin, đến kích động nên dân làng bắt đầu chống đối chính quyền. Đỉnh điểm là năm 2001, dân các làng kéo nhau đi biểu tình. Đồng thời lúc này, kẻ xấu liên tục kích động nên dân làng bắt đầu bạo loạn. Nhà cửa, đường sá, đường điện… bị đập phá”.

Khi người dân bắt đầu được cảnh tỉnh, thì làng xóm đã trở nên tan hoang. Nhà cửa bị đốt phá, đường sá hư hỏng, những cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ.

Trước cảnh đó, nhờ sự vào cuộc kịp thời của các cấp chính quyền, công tác tuyên truyền vận động được chú trọng. Người dân đã nghe theo lời khuyên nhủ của cán bộ đã trở về nhà chăm chỉ lên nương rẫy.

Từ đây những ngôi làng ở xã A Dơk đã thay da đổi thịt. Người dân đã biết trồng các loại cây như cao su, tiêu, cà phê, từng bước đi lên phát triển kinh tế.

Tấm gương làm giàu trên đất A Dơk phải kể đến là ông Y Nhứi (trú làng Piơng). Nhờ chăm chỉ làm ăn, hằng năm ông Nhứi mang về cho gia đình một nguồn thu nhập dư dả. Nhà cửa khang trang, có xe ô tô, con cái được đi học cái chữ ở trường học lớn.

Hay từng vượt biên sang Campuchia với giấc mộng giàu sang theo lời Fulro, chị Doih trú làng Djrông đã thấm thía cảnh cơ cực, đói kém và bị trả về nước. Nhận ra những sai lầm chị đã chú tâm làm ăn và vươn lên thành tấm gương trong sản xuất kinh doanh giỏi ở xã A Dơk.

Trước những đổi thay của đời sống đồng bào xã A Dơk, ông Những - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, hiện toàn xã có 1.332 hộ thì có 378 hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Có hộ là gương nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của tỉnh. Xã chỉ còn 27% hộ nghèo theo tiêu chí mới. Người dân biết chăm chỉ làm ăn, chấp hành tốt chủ trương, của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không còn tình trạng vượt biên trái phép.

Từng là “điểm nóng” về an ninh trật tự, nhưng nhờ sự vào cuộc kịp thời của các cấp chính quyền, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ trong suy nghĩ và ý chí của người dân, sau 18 năm, xã A Dơk, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai đã vươn mình đứng dậy khoác một màu áo mới rực rỡ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024
Bài 3: Nhận diện thủ đoạn

Bài 3: Nhận diện thủ đoạn

(Thanh tra)- Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt các đối tượng xấu, đối tượng phản động FULRO lưu vong tổ chức cho người dân tộc thiểu số (DTTS) xuất cảnh sang Thái Lan trái phép theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, khi qua đó, chúng bỏ rơi ngay chính đồng bào của mình ở các nhà trọ, khu tị nạn rơi vào cảnh khốn cùng, số phận mong manh trên đất Thái.

Minh Tân - Vũ Linh

08:00 30/07/2024

Tin mới nhất

Xem thêm