Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 18/03/2018 - 17:44
(Thanh tra) - Tại Công viên Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với UBND quận Cầu Giấy tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường chủ động phòng chống sốt xuất huyết (SXH) và dịch bệnh mùa hè.
TS. Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã ký cam kết với lãnh đạo UBND 30 quận, huyện về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát tại địa phương. Ảnh: LP
Theo TS. Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trước tình hình biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển gây dịch. Những năm qua một số bệnh dịch lưu hành có xu hướng gia tăng như SXH, tay chân miệng, cúm, sởi hoặc các dịch bệnh mới nổi như MERS-CoV, Ebola, bệnh do vi rút Zika tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập.
Hà Nội là đô thị lớn, mật độ dân số cao, là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế, nên tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Điển hình như năm 2017, dịch SXH bùng phát mạnh, toàn thành phố ghi nhận 37.655 trường hợp mắc SXH, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 581/584 xã, phường, thị trấn.
Trước tình hình đó, Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động phòng chống dịch từ thành phố đến cơ sở. Toàn thành phố đã tổ chức 787 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, thành lập 35.538 đội xung kích diệt bọ gậy và 5.050 tổ giám sát hoạt động phòng chống SXH Dengue. Trang thiết bị, hóa chất, nhân lực ở các tuyến đảm bảo sẵn sàng. UBND TP đã bổ sung kinh phí để mua 308 máy phun ULV, 80 máy phun mù nóng, 10 máy phun cỡ lớn đặt trên ô tô để sử dụng trong các chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh SXH Dengue.
Toàn cảnh Lễ phát động. Ảnh: LP
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dịch SXH đã được khống chế, không xuất hiện đỉnh dịch lần thứ hai và trở về mức dịch lưu hành trong những tháng cuối năm.
Từ đầu năm 2018 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 59 trường hợp mắc SXH, số mắc giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ ghi nhận 382 ca). Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ để SXH phát sinh, phát triển thành dịch luôn hiện hữu như tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng; mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ tạo điều kiện cho muỗi sinh trưởng, phát triển gây dịch bệnh...
Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý và lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội thăm hộ gia đình phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy và tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh SXH. Ảnh: LP
Tại lễ phát động, trước sự chứng kiến của lãnh đạo UBND TP, Bộ Y tế và các thành viên tham dự, TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã ký cam kết với lãnh đạo UBND 30 quận, huyện về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát tại địa phương. Bản cam kết cũng chỉ rõ trách nhiệm của Sở Y tế và của UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đã yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống SXH và các dịch bệnh mùa hè trên địa bàn.
Đẩy mạnh truyền thông về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông trực tiếp.
Vệ sinh môi trường, tổng vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh. Ảnh: LP
Bên cạnh đó, huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và vận động người dân tích cực tham gia vào các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng chống SXH với mục tiêu không để dịch bùng phát, lan rộng. Hàng tháng các xã, phường, thị trấn tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường và căn cứ diễn biến dịch bệnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn chuyên môn của cơ quan y tế.
Đồng thời, yêu cầu UBND các quận, huyện, thị trấn tăng cường giám sát chặt chẽ các ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao, duy trì mạng lưới cộng tác viên ở các xã, phường trọng điểm về dịch bệnh, với mục tiêu phát hiện sớm, xử lý dịch kịp thời không để dịch lan rộng, giảm số mắc và tử vong do một số bệnh truyền nhiễm lưu hành. Sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với những dịch bệnh mới nổi, xâm nhập nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế, văn hóa xã hội; đảm bảo đủ kinh phí, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị, hóa chất đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch. Thực hiện tốt công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân hạn chế thấp nhất tử vong…
Sau lễ phát động, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh thành phố Hà Nội đã ra quân chiến dịch vệ sinh môi trường, tuyên truyền đến người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh…
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương