Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 23/05/2018 - 14:05
(Thanh tra) - Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội thảo tham vấn xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con giai đoạn 2018 - 2030 do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức ngày 22/5, tại Hà Nội.
Toàn cảnh Hội thảo
Thông tin tại Hội thảo cho thấy, hàng năm, Việt Nam có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai và ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai là 0,25%. Nếu không can thiệp, ước tính mỗi năm, nước ta có khoảng 1.500 - 2.000 trẻ em sinh ra nhiễm HIV từ các bà mẹ nhiễm HIV.
Việt Nam cũng là một trong các nước thuộc khu vực có tỷ lệ lưu hành vi rút viêm gan B cao nhất thế giới (10-20%). Do đó, tỷ lệ lưu hành vi rút viêm gan B trên phụ nữ mang thai cũng rất cao.
Đặc biệt, theo báo cáo của Bệnh viện Da liễu Trung ương, tình hình mắc giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bắt đầu có dấu hiệu gia tăng về số trẻ mắc bệnh.
Trên thế giới, theo thống kê của WHO, hàng năm, riêng tại khu vực Tây Thái Bình Dương có khoảng 180.000 trường hợp bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV trong khi những bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các can thiệp sẵn có và đơn giản (như xét nghiệm sàng lọc, quản lý điều trị phụ nữ có thai và tiêm chủng cho trẻ sau sinh). Việc dự phòng 3 bệnh này đều dựa trên các giải pháp can thiệp tương tự, được triển khai thực hiện trên bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh tại các cơ sở cung cấp dịch vụ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
S.Ki Dong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, những bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con được khi thực hiện các can thiệp sẵn có và đơn giản như xét nghiệm sàng lọc, quản lý điều trị cho phụ nữ có thai và tiêm phòng cho trẻ sau sinh.
Đại diện WHO cho biết, nhằm tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cũng như mục tiêu của Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻ em và vị thành niên giai đoạn 2016-2030, WHO khu vực Tây Thái Bình Dương đã xây dựng Khung kế hoạch loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con khu vực châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2018 - 2030.
Tổ chức này cũng khuyến nghị các quốc gia thành viên căn cứ điều kiện cụ thể từng nước để xây dựng kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ 3 bệnh này vào năm 2030...
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cũng khẳng định, việc lây truyền 3 bệnh này từ mẹ sang con gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt, tại các thành phố lớn, trẻ em và phụ nữ mang thai có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi hơn tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... gây khó khăn cho việc loại trừ 3 bệnh này.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, thời gian qua, Bộ Y tế đã rất nỗ lực vì mục tiêu những đứa trẻ sinh ra không bị lây truyền HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ sang con. Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030.
Mục tiêu của kế hoạch là chỉnh sửa và phê duyệt các nội dung liên quan đến dự phòng lây truyền mẹ con trong Luật Phòng chống HIV/AIDS; các can thiệp loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con được đưa vào Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; chỉnh sửa, xây dựng và phê duyệt các hướng dẫn, quy trình chuyên môn về dự phòng lây truyền 3 bệnh này từ mẹ sang con...
Kế hoạch tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường truyền thông và tuyên truyền vận động; đảm bảo tài chính, đổi mới phương thức chi trả; đảm bảo sự sẵn có và tăng cường chất lượng các dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị cho bà mẹ, trẻ em...
Tuy nhiên, tại Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, dịch vụ dự phòng và kiểm soát HIV/AIDS, giang mai và viêm gan B vẫn được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống, chương trình ngành dọc, thiếu sự phối hợp liên kết cần phải có giữa các hệ thống như: chăm sóc sức khỏe sinh sản, y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, da liễu, truyền nhiễm...
“Việc cung cấp dịch vụ theo ngành dọc nhưng thiếu sự phối hợp, liên kết giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ là rào cản, hạn chế bà mẹ và trẻ sơ sinh tiếp cận dịch vụ, gây lãng phí nguồn lực, làm hạn chế kết quả các can thiệp...”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC