Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 02/04/2020 - 11:18
Trong bối cảnh dịch COVID-19, việc hiến máu tình nguyện không những phải đảm bảo an toàn cho người tham gia hiến máu, đảm bảo nguồn máu cho điều trị mà còn cần đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Người dân hiến máu tình nguyện. (Nguồn: Vietnam+)
Năm 2020 là tròn 20 năm Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định lấy ngày 7/4 hằng năm là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, sau 20 năm phát động Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện, phong trào hiến máu tình nguyện đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Trong 20 năm, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được trên 16 triệu đơn vị máu. Nếu năm 2000, cả nước chỉ tiếp nhận được hơn 300.000 đơn vị máu; năm 2010, số đơn vị máu tiếp nhận đã gấp hơn 2 lần (hơn 600.000 đơn vị) thì đến năm 2019, con số này là hơn 1,4 triệu đơn vị máu.
Tỷ lệ hiến máu tình nguyện năm 2000 là gần 31% thì đến năm 2019 đã đạt 98,3%, phấn đấu đến năm 2020 đạt 99%.
Tỷ lệ dân số hiến máu năm 2000 đạt 0,3%, năm 2019 đạt 1,5%; phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt 1,6%.
Mạng lưới công tác vận động hiến máu tình nguyện toàn quốc đã được hình thành và từng bước hoàn thiện với 100% các tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và 85% số xã, phường có Ban Chỉ đạo.
Nhiều chiến dịch, sự kiện hiến máu lớn, tạo dấu ấn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào hiến máu của cả nước đã được nhiều địa phương hưởng ứng và tổ chức quy mô, chuyên nghiệp, bài bản vào các thời điểm khan hiếm máu như: "Lễ hội Xuân hồng," "Những giọt máu hồng hè," "Hành trình Đỏ," "Chủ nhật Đỏ," Ngày Quốc tế người hiến máu 14/6…
Hiện nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến cho lượng người tham gia hiến máu sụt giảm nghiêm trọng.
Tiến sỹ, bác sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết ở nhiều nước trên thế giới, khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm, công tác đảm bảo nguồn người hiến máu và cung cấp máu bị ảnh hưởng không nhỏ.
Ở Việt Nam, từ ngay sau Tết, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bùng phát tại nhiều địa phương đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của xã hội; trong đó công tác vận động và tiếp nhận máu phục vụ cấp cứu, điều trị người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.
Trong giai đoạn này, các hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu không những phải đảm bảo an toàn cho người tham gia hiến máu, đảm bảo nguồn máu cho điều trị mà còn cần đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch trong cộng đồng.
Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện đã phối hợp chặt chẽ với ngành y tế cập nhật tình hình dịch bệnh; ban hành các văn bản, hướng dẫn tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện đảm bảo nguồn máu phục vụ cho công tác cấp cứu và điều trị; đa dạng các hình thức truyền thông phù hợp với tình hình dịch bệnh tạo sự yên tâm cho người dân khi tham gia hiến máu.
Tại các điểm hiến máu, các đơn vị tổ chức hiến máu đã phối hợp với cơ sở tiếp nhận hiến máu điều chỉnh quy mô và bố trí thời gian hợp lý cho người tham gia hiến máu để đảm bảo không tập trung quá đông người vào cùng một thời điểm; lựa chọn địa điểm tổ chức rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ và có khu vực rửa tay...; vận động, huy động nguồn lực như khẩu trang, dung dịch rửa tay, xà phòng hỗ trợ cho người tham gia hiến máu.
Các đơn vị lồng ghép tuyên truyền phòng, chống dịch tại các điểm hiến máu; giảm tối đa các chương trình, sự kiện không cần thiết đi kèm tại ngày hiến máu; phổ biến tới người đăng ký hiến máu khi có biểu hiện cúm, ho, sốt, khó thở thì không tham gia ngày hiến máu và có các biện pháp tự cách ly, phòng bệnh cho cộng đồng.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, từ ngày 3-30/4/2020, cao điểm trong các ngày từ 5-7/4, Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện và Ban Chỉ đạo các cấp đồng loạt triển khai các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 20 năm Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện./.
Theo Minh Huệ/TTXVN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình
Phương Anh