Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 26/05/2014 - 17:58
(Thanh tra) - Trước diễn biến phức tạp của bệnh bại liệt và nguy cơ bệnh có thể xâm nhập vào Việt Nam, ngày 26/5, Bộ Y tế đã khuyến cáo toàn dân phòng, chống bệnh.
Bộ Y tế cho biết, bệnh bại liệt do vi rút gây nên, dễ dàng lây lan từ người sang người, để lại di chứng liệt không hồi phục ở chân hoặc liệt tủy và có thể dẫn tới tử vong. Khi trẻ mắc bệnh thường có dấu hiệu sốt, buồn nôn, cứng gáy, đau chi và cơ bắp.
Hiện nay, trên thế giới đã có ít nhất 10 nước ghi nhận bệnh bại liệt và có xu hướng gia tăng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo “tình trạng khẩn cấp” tại một số nước khu vực Nam Á. Việt Nam đã thanh toán bại liệt từ năm 2000, tuy nhiên nguy cơ bệnh bại liệt có thể xâm nhập vào nước ta.
Bệnh bại liệt hay xảy ra vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè hàng năm. Thời gian ủ bệnh (không có dấu hiệu mắc bệnh) kéo dài từ 5 - 35 ngày, trung bình là 6 - 20 ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 - 8 tuổi, đặc biệt là trẻ 2 - 4 tuổi chiếm 60 - 80%. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thông qua thức ăn, nước uống, tay và dụng cụ nhiễm bẩn với vật chủ trung gian truyền bệnh là ruồi.
Tại Việt Nam, bệnh bại liệt đã được công nhận loại trừ vào năm 2000. Cho đến nay không ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút bại liệt hoang dại. Để duy trì thành quả trên, vắc xin phòng, chống bệnh bại liệt vẫn đang được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Theo thống kê của Chương trình Thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu, tính từ đầu năm đến nay, thế giới đã ghi nhận 68 trường hợp nhiễm vi rút bại liệt hoang dại (tăng 44 trường hợp so với năm 2013) tại 10 nước (Afghanistan, Cameroon, Guinea, Ethiopia, Israel, Nigeria, Pakistan, Somalia, Iraq và Syri) trong đó Pakistan ghi nhận số mắc nhiều nhất với 54 trường hợp.
WHO khuyến cáo: Để ngăn chặn sự lây lan quốc tế của vi rút bại liệt hoang dại cần thiết có sự hợp tác ứng phó quốc tế. Đối với các nước đang có ca bệnh, ưu tiên hàng đầu là phải ngăn chặn việc lây truyền của chủng vi rút bại liệt hoang dại ngay tại nước đó một cách nhanh nhất thông qua việc áp dụng tất cả các biện pháp phòng, chống, cụ thể là các chiến dịch uống vắc xin bại liệt bổ sung (OPV), giám sát định kỳ vi rút và tiêm chủng.
Để phòng chủ động phòng, chống bệnh bại liệt, người dân cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:
1. Phòng bệnh chủ động cho trẻ dưới 5 tuổi bằng uống vắc xin phòng bệnh bại liệt ít nhất 3 lần theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh.
3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, dụng cụ học tập, bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.
4. Đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế ra môi trường. Phân của trẻ em cũng phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
5. Khi trẻ có dấu hiệu sốt, buồn nôn, cứng gáy, đau chi và cơ bắp hoặc liệt mềm cấp đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình