Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Quý
Thứ sáu, 15/11/2024 - 15:27
(Thanh tra) - Sau khi Thanh tra Bộ Tài chính công bố kết luận thanh tra, Cục Hải quan Hà Nam Ninh đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện các kiến nghị.
Cục Hải quan Hà Nam Ninh đang nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra. Ảnh: TQ
Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thu Nhiễu - Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh với PV về kết quả thực hiện kết luận thanh tra.
Bà Nhiễu cho biết, ngay khi có kết luận thanh tra, Cục Hải quan Hà Nam Ninh đã ban hành Công văn số 1977/HQHNN-VP ngày 25/9/2024 yêu cầu trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc nghiêm túc triển khai thực hiện các kiến nghị tại kết luận thanh tra và rà soát, khắc phục các tồn tại, kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể để tổng hợp báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính theo đúng thời gian quy định (thời hạn báo cáo thực hiện kết luận là 31/12/2024).
“Đến nay trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan Hà Nam Ninh đã và đang nghiêm túc triển khai thực hiện các kiến nghị tại kết luận thanh tra và đã có những kết quả nhất định. Với tiến độ thực hiện như hiện nay, đến thời điểm 31/12/2024, Cục Hải quan Hà Nam Ninh sẽ thực hiện xong các kiến nghị mà Thanh tra Bộ Tài chính nêu ra trong Kết luận thanh tra 94/KL-TTr”, Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh khẳng định.
Chia sẻ về những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hạn chế được Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra trong Kết luận thanh tra số 94/KL-TTr ngày 22/8/2024, Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh cho biết, đối với công tác thu Ngân sách Nhà nước (NSNN), số thu thuế theo pháp lệnh của Cục Hải quan Hà Nam Ninh năm 2023 được giao là 6.900 tỷ đồng, trong năm số thực thu NSNN của Cục là 6.941 tỷ đồng, đạt 100,6% so với chỉ tiêu pháp lệnh.
Do chính sách ưu đãi thuế đối với việc sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước nên Cục phải thực hiện hoàn thuế cho doanh nghiệp lên đến hơn 2.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Cục gặp những khó khăn chung do nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng, ảnh hưởng của hậu Covid-19 dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, giá cả leo thang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nam Ninh; do triển khai thực hiện quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng; do thực hiện các hiệp định thương mại (CEPT, CPTPP) và chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực.
Đối với công tác thu hồi nợ thuế, nguyên nhân có những khoản nợ thuế chủ yếu được phát sinh từ năm 2001 đến nay, được chuyển từ Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa sang Cục Hải quan Hà Nam Ninh (thời điểm 1/9/2016 khi Cục Hải quan Hà Nam Ninh chính thức đi vào hoạt động). Mặc dù các đơn vị thuộc Cục đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định (như trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế; dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tạm hoãn xuất cảnh; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; phối hợp với các cơ quan hữu quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh… nhiều lần để phối hợp thu hồi nợ), tuy nhiên có những khoản nợ khó thu vì các lý do: Doanh nghiệp nợ thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký; một số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, ngừng hoạt động; doanh nghiệp không có hoạt động xuất nhập khẩu...
Đối với việc rà soát, kiểm tra các doanh nghiệp khai sai thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong giai đoạn áp dụng chính sách miễn, giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội chưa đầy đủ dẫn đến một số doanh nghiệp kê khai thiếu thuế GTGT tại một số tờ khai sau khi đã thông quan hàng hóa: Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 và Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định một số mặt hàng giảm 2% thuế suất thuế GTGT xuống còn 8%. Một số doanh nghiệp chưa hiểu rõ mặt hàng kinh doanh có thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ được giảm thuế suất GTGT 8% hay vẫn áp dụng mức thuế 10% như cũ. Về việc này, Cục đã chỉ đạo khắc phục kịp thời, truy thu đầy đủ thuế và xử phạt hành chính.
Đối với công tác tham vấn và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chưa đảm bảo thành phần hồ sơ theo quy trình; thu thập thông tin, thực hiện chưa đầy đủ kiểm tra sau thông quan theo chuyên đề theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan và một số cuộc kiểm tra sau thông quan chưa đảm bảo theo quy trình, theo bà Nhiễu, do số lượng công chức còn ít, công chức phải kiêm nhiệm nhiều mảng công việc khác nhau (ví dụ: Vừa thực hiện kiểm tra giá, vừa làm công tác kế toán thu ngân sách Nhà nước, vừa đảm nhiệm công tác phân loại, miễn giảm hoàn thuế, chính sách mặt hàng…). Trong quá trình thực hiện, công chức gộp chung các bước để rút gọn thời gian nhưng vẫn đầy đủ nội dung theo quy trình và không ảnh hưởng đến bản chất xử lý công việc.
Cục đã quán triệt và chỉ đạo các đơn vị, cá nhân nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với những tồn tại, hạn chế đã được Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra, chấn chỉnh việc thực hiện các quy trình, thủ tục phải đảm bảo theo đúng quy định. Một số biện pháp cụ thể như:
Tăng cường kỷ cương, kỷ luật khi thi hành công vụ và các quy tắc ứng xử của công chức; nâng cao trình độ, kiến thức của công chức qua công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự nghiên cứu, học hỏi.
Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và mời gọi doanh nghiệp về làm thủ tục hải quan tại địa phương (tập trung vào nhóm mặt hàng có trị giá lớn, thuế suất cao: clinker, xăng dầu…). Thường xuyên nắm bắt tình hình, động viên cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Thực hiện các biện pháp tăng cường công tác quản lý trị giá hải quan trong thông quan và sau thông quan; ngăn chặn xử lý các trường hợp khai báo trị giá hải quan chưa đúng để gian lận, trốn thuế.
Kiểm soát chặt chẽ công tác miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế; đảm bảo việc miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế, sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phù hợp, có khả thi; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, mỗi nhóm nợ có đánh giá chi tiết từng khoản nợ theo từng tờ khai, từng doanh nghiệp nợ từ đó có các phương án để đôn đốc thu hồi theo từng doanh nghiệp.
Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành; duy trì, nắm bắt và phân tích thông tin về hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn, tập trung kiểm tra, rà soát đối với các mặt hàng trọng điểm có giá trị lớn, thuế suất cao và theo một số chuyên đề: máy móc, thiết bị; tài nguyên, khoáng sản; mã số, trị giá…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi Thanh tra Bộ Tài chính công bố kết luận thanh tra, Cục Hải quan Hà Nam Ninh đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện các kiến nghị.
Trần Quý
15:27 15/11/2024(Thanh tra) - Đã hơn 4 tháng kể từ ngày Thanh tra Bộ Tư pháp ban hành Kết luận thanh tra số 36/KL-TTr ngày 1/7/2024, Cục Thi hành án dân sự (THADS) Quảng Bình không kỷ luật công chức vi phạm, né tránh trả lời báo chí. Ngoài ra, Chi cục THADS TP Đồng Hới vẫn không thực hiện đình chỉ thi hành án theo kiến nghị trong kết luận thanh tra.
Lê Hữu Chính
22:01 14/11/2024Ngọc Phó
17:42 12/11/2024Văn Thanh
10:00 12/11/2024Trần Quý
16:40 11/11/2024Lê Phương
16:00 09/11/2024Hương Giang
Hương Giang
Thái Hải
Bích Tuệ
Phương Hiếu
Trần Quý
Bùi Bình
Thái Hải
Trung Hà
Nam Dũng
Trung Hà