Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 28/05/2013 - 06:27
(Thanh tra)- Lâu nay, kinh tế phát triển hay lừng khừng, giới quan sát thường bám theo số lượng và chất lượng các doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để đánh giá. Tại các cuộc hội thảo liên quan đến nguồn vốn này, thông tin của các DN là: Càng đầu tư, càng lo ngại, nhất là khi Việt Nam chuẩn bị ban hành giấy phép, hoặc chính sách mới.
Vì sao vậy? Vì phải có phong bì, nhiều phong bì và ngày càng nặng! Càng đầu tư lâu, càng phải tăng hối lộ. Nếu đầu những năm 2000, các lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, trong các hội thảo còn cho việc ăn chặn, thu tiền đầu đường, xó chợ là “tham nhũng vặt” thì hơn 10 năm sau, các trò vặt có giảm, nhưng những trò cao hơn “vặt” đã tăng lên, rõ rệt và nặng nề, nhất là trong “đấu thầu công”. Nhiều nơi, 42% doanh nghiệp phải trả “hoa hồng” cho cán bộ có trách nhiệm.
Theo tính toán, chỉ sau hơn một năm, việc trả “hoa hồng” này đã được lan tỏa, nhân rộng và tăng gấp đôi. Một kỳ tích của tham nhũng! Và không thể gọi đó là chi “hoa hồng”!
“Hoa hồng” là tiền trả cho công sức giao dịch hoặc môi giới. Nhưng, điều quan trọng là người được trả công không nằm trong việc quyết định thành bại của giao dịch hoặc môi giới. Còn tham nhũng, hối lộ thì người nhận tiền, nhận sự trả ơn là người quyết định sự thắng thua của hợp đồng, của công việc. Người ta kể, nhiều khi mới chỉ là sự hứa hẹn cũng đã được nhận “hoa hồng”, một kiểu nhận hối lộ biến tướng. Người chi tiền thuộc làu câu thành ngữ: “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Và kẻ tham nhũng thì khẳng định: Đó là bước đi vững chắc của kẻ biết điều!...
Thế là, từ nhiều năm nay, trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đầu tư vào bất động sản, vào kinh doanh sản xuất… “hoa hồng” nở tưng bừng! Phần trăm trích thoải mái. Hối lộ gần như lĩnh vực nào cũng có, mọi loại giao dịch: Xin việc, xin học, làm các thủ tục hành chính, xét xử, bệnh viện, trường học, quản lý thị trường, kiểm lâm, kiểm sát… lan từ bộ, ngành xuống tận phường, xã. Nghiêm trọng nhất là ăn lan từ các dự án đầu tư nước ngoài sang các dự án đầu tư trong nước, dẫn đến bớt xén công trình để chi phần trăm, “hoa hồng” làm cho chất lượng công trình giảm sút, khó lòng đo đếm được!
Tại dự án thủy điện lớn nhất nước ở Sơn La, người ta vẫn không hiểu làm thế nào mà đầu tư tái định cư đến 6 tỷ đồng cho 6 hộ ở. Quả là có “tiền tươi thóc thật” cho đồng bào các dân tộc là lập tức các chủ dự án “chén” ngay, chia chác ngay, “hoa hồng” chỗ này chắc nở rộ, vì nơi hang cùng thủy tận thanh tra, kiểm tra ít khi lần đến. Đã có lần, bất ngờ đoàn thanh tra hỏi dò con đường trong dự án đã quyết toán mà dân không thấy, không biết? Chủ dự án đành phải khai thật: Đó là dự án khống! Khống có nghĩa là không có. Không làm đường, không thuê mướn nhân công, không mua vật tư, vật liệu… nhưng các bên vẫn lập chứng từ giả để chia chác, “hoa hồng” thật bẫm, phần trăm cực cao và vẫn quyết toán được.
Nếu thanh tra, kiểm tra không tập trung làm rõ, ngăn chặn thì sẽ có bao nhiêu “dự án khống”, bao nhiêu loại “hoa hồng” chia chác, hối lộ, tham nhũng; bao nhiêu chợ không có người họp; bao nhiêu khu tái định cư không có người ở vì nạn tham nhũng, lừa đảo trong quy hoạch, trong xây dựng; bao nhiêu cầu, đường, bệnh viện, trường học xuống cấp…?
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà