Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào tháng 10/2023

Hương Giang

Thứ hai, 13/06/2022 - 22:24

(Thanh tra) - Theo nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thông qua, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình ra kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2023.

Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết. Ảnh: Đ.X

Chiều 13/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Theo nghị quyết này, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6. Cùng với đó, tại kỳ họp thứ 5, sẽ trình Quốc hội Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Trước khi đại biểu bấm nút biểu quyết, trình bày báo cáo giải trình chỉnh lý dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua thảo luận có ý kiến đề nghị cần khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến, bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với ý kiến đại biểu và nhấn mạnh, đây là dự án luật quan trọng, cấp thiết cần khẩn trương xây dựng, ban hành nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đất đai, bảo đảm quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tập trung nghiên cứu, sớm hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo đúng tiến độ.

“Trường hợp dự án được chuẩn bị tốt, ý kiến đại biểu Quốc hội đồng thuận cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét đẩy nhanh hơn tiến độ thông qua luật”, ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Một nội dung quan trọng khác, nghị quyết vừa được thông qua đã bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) theo quy trình tại một kỳ họp Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Với 3 dự án, gồm: Luật Giao thông đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, ông Tùng cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung vào chương trình; song cũng ý kiến khác đề nghị Quốc hội khóa XV không xem xét lại các dự án đã được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến nhưng chưa thông qua.

Trước các ý kiến trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về 3 dự án luật nêu trên. Qua thảo luận, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội còn rất khác nhau cả về sự cần thiết ban hành và một số nội dung, chính sách lớn của các dự án luật. Do đó, Quốc hội khóa XIV giao lại Chính phủ tiếp tục nghiên cứu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản đề nghị cơ quan trình dự án nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến đại biểu Quốc hội, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản về kết quả nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để hoàn chỉnh các dự án luật này, đồng thời báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định việc đưa vào chương trình.

Cũng theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, một số ý kiến đề nghị bổ sung vào chương trình một số dự án, trong đó có Luật Bảo vệ người dám nghĩ, dám làm; Luật về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca…

Đánh giá cao tâm huyết của các vị đại biểu Quốc hộ, tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các nội dung này cần được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất các chính sách cụ thể, đánh giá tác động, lấy ý kiến các cơ quan hữu quan và lập hồ sơ đề nghị theo quy định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận và chuyển các kiến nghị này đến Chính phủ để chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiên cứu. Trường hợp có đủ cơ sở thì chỉ đạo chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc đưa vào chương trình. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kháng thuốc - mối đe doạ hàng đầu đối với sức khoẻ cộng đồng toàn cầu

Kháng thuốc - mối đe doạ hàng đầu đối với sức khoẻ cộng đồng toàn cầu

(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.

Phương Anh

15:41 22/11/2024
Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

Chủ động cảnh báo, chỉ đạo về phòng, chống thiên tai sẽ giảm thiểu thiệt hại

(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Hoàng Nam

15:38 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm