Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đã đến lúc phải sửa đổi Luật Đất đai 2013

Nghiêm Lan

Thứ bảy, 14/05/2022 - 21:33

(Thanh tra) - Trả lời cử tri về tiềm ẩn nguy cơ khiếu nại, khiếu kiện, từ việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư... Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP đã có những kiến nghị cụ thể đầy đủ cho Trung ương trong vấn đề này. Trung ương sẽ tập trung sửa đổi Dự án Luật Đất đai và các luật có liên quan, nếu làm tốt có thể thông qua vào kỳ họp cuối năm 2023.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi và Tổ ĐBQH TP HCM - Đơn vị 9 tiếp xúc cử tri. Ảnh: NL

Ngày 14/5, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi và Tổ Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM - Đơn vị số 9 đã có buổi tiếp xúc với cử tri huyện Nhà Bè và quận 7, trước kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV.

TP HCM đã kiến nghị về việc sửa đổi Luật đất đai

Tại buổi tiếp xúc,  cử tri Lâm Thị Thu, huyện Nhà Bè, kiến nghị đẩy nhanh việc sửa đổi Dự án Luật Đất đai. Bà cho rằng, để phát triển địa phương rất cần khai thác nguồn lực này để đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư rất khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ khiếu nại, khiếu kiện…

Trả lời cử tri về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII đã tổng kết nghị quyết về đất đai, cho các chủ trương lớn nhằm quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, đảm bảo quyền lợi của người dân.

Đoàn ĐBQH TP, UBND TP và các sở, ngành đã có những kiến nghị cụ thể cho Trung ương liên quan đến việc này. Sau Hội nghị Trung ương 5, Trung ương sẽ tập trung sửa đổi Dự án Luật Đất đai và các luật có liên quan.

Liên quan đến vấn đề quản lý đất đai, sửa đổi Luật Đất đai, ông Phan Văn Mãi cho biết thêm, TP HCM đã có những kiến nghị cụ thể đầy đủ cho Trung ương trong vấn đề này. Đây là vấn đề lớn, phức tạp, dự kiến sẽ bàn qua 3 kỳ họp Quốc hội, nếu làm tốt có thể thông qua vào kỳ họp cuối năm 2023.

Cử tri Nguyễn Văn Nghĩa, quận 7, cũng  cho biết, thị trường bất động sản hiện nay đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt các đại gia, cò đất dùng mọi thủ đoạn, chiêu trò nhằm “bơm bong bóng” cho thị trường này, cung cấp nhiều thông tin sai lệch gây nhiễu loạn thị trường, đẩy giá đất lên cao bất thường. Cử tri Nghĩa nhìn nhận hành vi này có mầm mống phá hoại.

Cử tri Nghĩa cũng bày tỏ băn khoăn về thông tin liên quan đến việc đấu giá các lô đất vàng ở Thủ Thiêm.

Sau khi trúng thầu, thị trường nhiễu loạn, giá đất ở các khu vực được đẩy lên cao bất thường, tạo ra hiện tượng sốt ảo, thiết lập mặt bằng giá cao, ảnh hưởng quá trình triển khai các dự án khác - cử tri Nghĩa nói và cho rằng việc này gây ảnh hưởng đến kinh tế, an ninh, xã hội, cho thấy bất cập trong việc đấu giá đất.

Ông kiến nghị cần điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật cho phù hợp, xử lý những người cố tình phá hoại.

Về thị trường bất động sản, ông Mãi thông tin, Hội nghị Trung ương 5 cũng bàn về việc này, sắp tới sẽ rà soát các quy định của pháp luật đề hoàn thiện pháp lý, quản lý và có thị trường bất động sản minh bạch, hiệu quả và quản lý tốt.

Về đấu giá bốn lô đất tại Thủ Thiêm vừa qua, Chủ tịch UBND TP HCM khẳng định TP đã rà soát lại.

Ông cho biết, TP đã thực hiện việc này rất kĩ về chủ trương, quy trình đúng theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, ông Mãi cũng cho rằng, có những cái mà quy định pháp luật chưa có, qua đấu giá được bộc lộ, đã báo cáo kiến nghị Trung ương để tiếp tục có sửa đổi, bổ sung nhằm quản lý việc này cho tốt.

Sau đấu giá, hiện UBND TP, các sở, ngành cũng thực hiện theo quy định pháp luật, và thường xuyên báo cáo Trung ương để xin ý kiến.

TP sẽ triển khai nhiều nhà lưu trú cho công nhân

Cử tri Phạm Thị Mai Thảo, công nhân ở quận 7, đề xuất chính quyền TP giành các quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội với các loại căn hộ phù hợp về giá cả cho công nhân, người lao động với các chế độ như: Bán trả góp giá cả ưu đãi, cho thuê giá rẻ, mở rộng đối tượng được vay quỹ phát triển nhà ở TP…

Cử tri cho biết, với mức lương công nhân khoảng 7,5 triệu đồng mỗi tháng, sau khi trả tiền nhà 2 triệu đồng và chi phí sinh hoạt thì phải hết sức tiết kiệm mới có đủ chi tiêu; do đó việc mua nhà là rất khó khăn.

Cử tri huyện Nhà Bè phát buổi tại buổi tiếp xúc. Ảnh: NL

Liên quan đến vấn đề nhà ở, ông Phan Văn Mãi khẳng định, đây là vấn đề mà TP sẽ tập trung trong thời gian tới để người dân an cư, lạc nghiệp, trong đó TP sẽ triển khai nhiều hơn nữa nhà lưu trú cho công nhân.

"Qua tiếp xúc cử tri, lãnh đạo TP HCM nhận thấy nhiều công nhân, công chức viên chức chưa có nhu cầu mua nhà, mà có nhu cầu thuê nhà phù hợp thu nhập. Vừa qua, UBND TP HCM cũng đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Quỹ Phát triển nhà ở nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ lãi vay cho một số đối tượng để vay mua nhà, sửa nhà", ông Mãi nói.

Chủ tịch UBND TP HCM nhấn mạnh, TP đã tháo gỡ và sẽ tập trung tháo gỡ nhiều hơn nữa thủ tục về đất đai, xây dựng. Cụ thể, đó là những vướng mắc như về quỹ 20% nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại, hoàn công cấp sổ cho các công trình nhà ở xây dựng nhỏ hơn thiết kế; cho chủ trương cấp quyền sử dụng đất không thu tiền với các cơ sở tôn giáo, sử dụng đất tôn giáo cho mục đích an sinh xã hội…

Theo ông Mãi, UBND TP, Sở Xây dựng đã xin ý kiến lãnh đạo Bộ Xây dựng, dự kiến không chỉ thực hiện 18 dự án nhà ở trong năm 2022 mà có thể sẽ nhiều hơn, đặc biệt là nhà lưu trú cho công nhân.

Về việc này, ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, sở đã phối hợp với ban, ngành thực hiện 19 dự án nhà ở xã hội, đưa vào sử dụng 15.000 căn hộ và 800 nhà lưu trú, tương ứng 4.600 chỗ ở cho công nhân.

Sang giai đoạn 2021-2025, TP dự kiến thực hiện 47 dự án nhà ở xã hội với 35.000 căn hộ và 6 dự án nhà lưu trú với 6.500 phòng, tương ứng 28.000 chỗ ở cho công nhân.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm