Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Luật rừng có hại, một rừng luật chất lượng kém, chồng chéo thì thiệt hại còn nhiều hơn

Hương Giang

Thứ ba, 24/05/2022 - 18:01

(Thanh tra) - “Luật rừng là có hại, nhưng một rừng luật với hiệu quả, chất lượng kém, chồng chéo, xung đột gây ách tắc thì thiệt hại còn nhiều hơn”, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa phát biểu tại nghị trường Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP HCM). Ảnh: Đ.X

Sáng ngày 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình năm 2022.

Có luật ra đời thuận tiện cho cơ quan quản lý, rất bất tiện cho người dân

Nếu ý kiến, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) đồng ý với đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác lập pháp có nhiều tiến bộ và thành tựu.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị trước khi chấp thuận đưa bất kỳ sáng kiến lập pháp, hay làm mới, sửa đổi, bổ sung một đạo luật vào chương trình thì Quốc hội phải buộc tổ chức, cơ quan đề xuất phải có bản đối chiếu, phân tích và đánh giá hai cực “phí tổn và lợi ích” của dự án luật đó.

Bởi theo ông Nghĩa, khi làm mới hay bổ sung, sửa đổi một đạo luật, có rất nhiều loại phí tổn như phí tổn của quá trình xây dựng đề án luật; phí tổn của quá trình soạn thảo luật; phí tổn của quá trình thông qua luật; phí tổn của quá trình thực hiện luật; phí tổn của việc xử lý tranh chấp, sai phạm phát sinh khi áp dụng luật mới…

Cùng với đó là so sánh, phân tích, đánh giá lợi ích như lợi ích cho đất nước, cho nền kinh tế, cho quản lý Nhà nước và cho người dân; lợi ích ngắn, trung và dài hạn; lợi ích chuyên ngành và lợi ích tổng thể…

“Tôi đề nghị như vậy là vì, cho đến nay, khi đề xuất các sáng kiến lập pháp hay dự án luật, trong phần đánh giá tác động, các thông tin về phí tổn thường bị xem nhẹ, không đánh giá hết, hoặc đánh giá rất chung chung, chủ yếu nói đến cái lợi, mà cũng chỉ nói một chiều, rất khó để các đại biểu, nhất là các đại biểu không chuyên ngành, có thông đủ thông tin để đánh giá hay phản biện”, đại biểu Nghĩa phân tích.

Sáng ngày 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình năm 2022. Ảnh: Đ.X

Đại biểu đoàn TP HCM cho hay, có những đạo luật ra đời thuận tiện cho cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng rất bất tiện cho người dân. Có đạo luật bị rơi vào quên lãng, hoặc chỉ vận hành như một loại chính sách, hay biện pháp hành chính, không phải là một đạo luật đúng nghĩa.

“Những đạo luật như vậy gây ra lãng phí công sức, tiền của Nhà nước, của xã hội và của nhân dân”, ông Nghĩa nhận xét.

Theo ông Nghĩa, có những vấn đề chỉ cần một nghị quyết của Quốc hội, hay một nghị định của Chính phủ là đủ để điều chỉnh, thậm chí hiệu quả điều chỉnh cao hơn, thì không nên làm luật.

“Bác Hồ nói: Cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, có hại cho dân thì hết sức tránh. Luật rừng là có hại, nhưng một rừng luật với hiệu quả, chất lượng kém, chồng chéo, xung đột gây ách tắc thì thiệt hại còn nhiều hơn”, ông Trương Trọng Nghĩa nói.

Luật tác động đến đời sống nhân dân thì phải trưng cầu dân ý

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đề nghị thành phần ban soạn thảo luật phải mở rộng hơn, chú trọng đến các nhà khoa học, đặc biệt là đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

“Không thể để cho những người nắm giữ công cụ được quyền sửa đổi các công cụ, còn đối tượng tác động của những công cụ đó lại không được lên tiếng”, ông Vân phát biểu.

Đặc biệt, theo đại biểu Vân, phải lấy ý kiến nhân dân rộng rãi. “Luật Trưng cầu dân ý có rồi nhưng không sử dụng đến. Đối với những đạo luật tác động đến đời sống nhân dân thì cần phải trưng cầu dân ý chứ không phải hình thức, nhỏ hẹp như vừa qua…”, đại biểu đoàn Cà Mau nói.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau)

Về chương trình xây dựng pháp luật 2023, ông Vân đề nghị không đưa vào chương trình những đạo luật mà Quốc hội khoá XIV đã không tán thành.

Trong khi, đại biểu Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hòa) đề xuất xây dựng luật riêng về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Bởi theo đại biểu, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca đã được quy định rõ trong Hiến pháp nhưng mới chỉ được điều chỉnh bằng nghị định và thông tư.

“Tôi nghĩ ba nội dung này rất quan trọng. Do vậy, cần phải thể hiện bằng văn bản pháp luật để Chính phủ trình Quốc hội xem xét”, đại biểu Lê Xuân Thân nêu ý kiến.

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh, Chính phủ, Thủ tướng nhiệm kỳ này chú trọng công tác xây dựng thể chế, số lượng các cuộc họp về công tác này cũng rất nhiều, cách làm cũng có điểm khác. Theo ông, đây là sự cố gắng lớn của Chính phủ và nhận được sự đồng thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đề cập các dự án luật (gồm Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở; Dự án Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), ông Lê Thành Long cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ trước giao Chính phủ tiếp tục hoàn thiện và các bước đang được tiến hành để xin ý kiến cấp thẩm quyền trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào chương trình.

Về đề xuất Luật Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Bộ trưởng Tư pháp khẳng định sẽ tiếp thu để tiếp tục nghiên cứu.

Theo tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu được Quốc hội thông qua thì chương trình năm 2022, 2023 sẽ là:

- Dự kiến chương trình năm 2022:

+ Tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022): Trình Quốc hội thông qua 05 luật, 04 nghị quyết; cho ý kiến 06 dự án luật.

+ Tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022): Trình Quốc hội thông qua 7 luật (gồm 1 luật theo quy trình tại một kỳ họp mới được bổ sung, 6 luật đã có trong chương trình); cho ý kiến 07 dự án luật.

- Dự kiến chương trình năm 2023:

+ Tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023): Trình Quốc hội thông qua 6 luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự) và Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Đồng thời, cho ý kiến 6 dự án luật gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

+ Tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023): Trình Quốc hội thông qua 6 luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5; cho ý kiến 2 dự án luật (Luật Lưu trữ (sửa đổi) và  Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).               

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm