Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 16/04/2012 - 14:10
(Thanh tra) - Trong khi Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu địa phương báo cáo về vụ phá hơn 20 ha rừng phòng hộ tại 5 tiểu khu 413, 415, 416, 418, 456 thuộc huyện Đắk Đoa, Gia Lai, thì mới đây lại có thêm 10 ha rừng tại khu vực khác tại huyện Kông Cho bị lâm tặc công khai chặt hạ. Điều đó cho thấy từ địa phương đến các cơ quan chức năng thờ ơ, buông lỏng quản lý và bảo vệ rừng. Đến khi phát hiện, vỡ lỡ thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau…?
Hiện trường vụ phá rừng
Phá rừng không thương tiếc
Theo nhiều người dân địa phương cho biết, mới đây lâm tặc ngang nhiên dựng lán trại, dùng cưa máy triệt hạ nhiều cây gỗ cao to tại tiểu khu 757 thuộc huyện Kông Cho, nhưng vẫn không hề bị ai phát giác, trừ người dân bức xúc và cấp báo với các cơ quan chức năng mới được làm rõ. Nhận được thông tin, ngày 20/3, Đội Kiểm lâm cơ động số 1 Gia Lai phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện tiến hành kiểm tra, phát hiện lâm tặc tập kết 4 địa điểm với khối lượng 22,8m3 gỗ các loại, gồm Căm Xe, Sến mủ, Bằng lăng… Tổng cộng 40 cây có đường kính trung bình 30 - 40cm, đã được xẻ thành khối hộp, chờ cơ hội vận chuyển ra khỏi rừng đi tiêu thụ.
Theo hiện trạng phá rừng, đây là khu rừng thuộc lâm phần của Cty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ia Pa (Cty LN Ia Pa) quản lý. Mở rộng điều tra hiện trường, còn phát hiện thêm 153 cây gỗ khác có đường kính tương tự vừa bị đốn hạ, ước tính khối lượng gỗ bị tàn phá lên đến gần 78m3. Trên đường kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện đối tượng là Hà Văn Thắng (trú tổ 15 phường Tây Sơn, thị xã An Khê, Gia Lai) đang canh chừng gỗ lậu, tuy nhiên Thắng giải thích mình chỉ đi đãi vàng sa khoáng và đang trên đường ra khỏi rừng. Quan sát trên người Thắng có nhiều vết dầu loang của máy móc vừa hoạt động, Đoàn kiểm tra đã yêu cầu Thắng đưa đến khu vực đãi vàng thì Thắng không dẫn đường được và thú nhận đã tham gia phá rừng, nên bị tạm giữ để điều tra. Tiếp tục truy xét, Thắng khai nhận cùng 2 người khác, gồm Nguyễn Ngọc Khánh và một người tên Hà tham gia đốn hạ rừng. Hạt Kiểm lâm Kông Chro đã ra quyết định khởi tố vụ án và Cơ quan điều tra - Công an huyện cũng đã khởi tố bị can đối với Hà Văn Thắng. Hiện đang củng cố hồ sơ để truy bắt những đối tượng có liên quan đến vụ án.
Chúng tôi trở lại khu rừng vào những ngày cuối tháng 3/2012. Cả một khu rừng rộng lớn vẫn vẹn nguyên cảnh rừng bị tàn phá khủng khiếp với hàng trăm cây gỗ lớn tại lô 3, 4 thuộc khoảnh 3, 5 của tiểu khu 757 nằm ngổn ngang nằm dọc với chiều dài 3 km. Điều lạ là, hiện trường rừng bị tàn phá chỉ nằm cách Trung tâm xã Đắc Pơ Pho (Kông Chro) và Tổ kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm trường Ia Pa chưa đầy 3 km, nhưng không hiểu vì lý do gì mà suốt trong thời gian dài lại không bị phát giác? Dư luận và người dân nơi đây đang đặt câu hỏi: “Liệu có phải chính quyền và cơ quan quản lý bảo vệ rừng chính là người tiếp tay cho lâm tặc phá rừng”?
Đùn đẩy trách nhiệm để mất rừng
Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can để tiếp tục điều tra xử lý, được dư luận hoan nghênh và đồng tình. Có điều bức xúc nhất là, để xảy ra nạn tàn phá rừng khủng khiếp nêu trên, ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Trả lời câu hỏi trên, ông Trần Văn Minh - Hạt trưởng hạt kiểm lâm Kông Chro thản nhiên: “Do khu rừng là của Cty LN Ia Pa quản lý, nên trách nhiệm thuộc về họ. Còn kiểm lâm địa bàn không bám chắc địa bàn, chúng tôi sẽ có đề xuất xử lý sau”!?. Còn ông Trần Ngọc Anh - Giám đốc Cty LN Ia Pa lại lý giải: “Cánh rừng bị phá là của đơn vị quản lý là đúng, nhưng kiểm lâm không thể đổ hết trách nhiệm cho chúng tôi”. Vẫn theo ông Anh, đã có quy chế phối hợp quản lý và bảo vệ rừng, thì ai cũng phải có trách nhiệm. Cụ thể vụ việc này, cánh rừng bị tàn phá duy nhất chỉ có một con đường độc đạo đi ra và phải qua trung tâm xã, tổ kiểm lâm địa bàn, không lý gì xã và kiểm lâm địa bàn không hay biết? Ông Anh còn khẳng định, đây là cánh rừng khộp, rừng sản xuất (không cho khai thác), nhưng chỉ là rừng nghèo. Và khi xảy ra sự việc là ngày cuối tuần nên việc tuần tra của Cty có phần khó khăn. Trong khi đó, lãnh đạo UBND huyện và Kiểm lâm khẳng định đây là rừng trung bình chứ không phải rừng nghèo? Còn chuyện phá rừng xảy ra vào thời điểm cuối tuần là thiếu căn cứ, bởi vì nếu huy động các phương tiện và sức người để phá khoảng 10 ha (báo cáo của kiểm lâm và Cty), thì ít nhất lâm tặc phải mất đến nửa tháng trời mới thực hiện được.
Không chấp nhận biện hộ trên, ông Phạm Văn Trung - Chủ tịch UBND huyện Kông Chro bức xúc: “Trong vụ phá rừng này, cả kiểm lâm, Cty LN Ia Pa và chính quyền địa phương đều có phần trách nhiệm, bởi lực lượng các bên quá thờ ơ, buông lỏng quản lý trong công tác bảo vệ rừng. Quan điểm của lãnh đạo huyện là sẽ chỉ đạo Cơ quan công an đẩy nhanh tiến độ điều tra và xử lý nghiêm khắc. “Không thể có chuyện, cứ điều gì làm tốt ai cũng muốn nhận về mình một tí, còn sai thì đùn đẩy trách nhiệm cho nhau” – ông Trung nhấn mạnh.
Cũng theo ông Trung, đây là vụ phá rừng lớn nhất từ trước tới nay xảy ra trên địa bàn huyện và là vụ bắt được đối tượng phá rừng, nên huyện sẽ chỉ đạo đưa ra xét xử lưu động làm gương cho các địa phương khác và những người vì tư lợi mà tàn phá nguồn tài nguyên quý giá của đất nước…!
Ngọc Phó
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà