Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 08/12/2022 - 22:07
(Thanh tra) - Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo đã hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo hướng việc sử dụng đất để thực dự án đô thị, dự án nhà ở thương mại có 2 nhóm, trong đó, dự án đô thị, dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở thì Nhà nước thu hồi đất để tổ chức đấu giá...
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Sử dụng đất để thực dự án đô thị, dự án nhà ở thương mại có 2 nhóm
Quá trình thảo luận Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), có ý kiến đề nghị quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về điều kiện, trình tự, thủ tục, tránh việc lợi dụng hoặc hiểu khác nhau khi triển khai.
Cạnh đó, làm rõ có áp dụng thu hồi với dự án đô thị, dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở.
Có ý kiến cho rằng thực hiện dự án đô thị, dự án nhà ở thương mại là hoạt động kinh tế đơn thuần, không phục vụ lợi ích công cộng mà chủ yếu phục vụ cho lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản.
Vì vậy nên quy định cho chủ đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất để đảm bảo công bằng với lĩnh vực khác…
Về nội dung này, cơ quan soạn thảo cho rằng dự thảo luật đã quy định dự án đô thị, nhà ở thương mại thuộc trường hợp phải đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, vì vậy trong trường hợp này Nhà nước phải thu hồi đất để thực hiện.
“Việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất ngoài việc tạo sự công bằng, minh bạch trong tiếp cận đất đai còn tạo ra nguồn thu lớn vào ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, nhằm điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất thu hồi và nhà đầu tư”, báo cáo Chính phủ nêu.
Theo báo cáo, dự thảo luật đã quy định cho chủ đầu tư thỏa thuận với người sử dụng để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại.
Tuy nhiên, nội dung này còn có nhiều ý kiến khác nhau vì khi thực hiện đồng thời hai cơ chế sẽ có sự so bì về mức giá bồi thường gây phát sinh khiếu kiện.
Đồng thời khó thực hiện chủ trương Nhà nước giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và không điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra như yêu cầu tại Nghị quyết 18 của Trung ương.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo đã hoàn thiện dự thảo luật theo hướng việc sử dụng đất để thực dự án đô thị, dự án nhà ở thương mại có 2 nhóm.
Cụ thể, nhóm 1, dự án đô thị, dự án nhà ở thương mại sử dụng các loại đất không phải là đất ở thì Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Chính phủ khẳng định, việc thu hồi để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất là phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 18 “giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất”.
Nhóm 2 là trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất đã được quy định cụ thể tại dự luật.
Bảng giá đất cần ban hành hằng năm để phù hợp với thị trường
Liên quan đến vấn đề tài chính đất đai, có đại biểu Quốc hội đề nghị quy định nguyên tắc đánh thuế đối với người quản lý, sử dụng nhiều đất đai hơn so với hạn mức, đối với trường hợp để hoang hóa đất đai không sử dụng.
Dẫn lại Nghị quyết 18 nêu “quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang”, cơ quan soạn thảo xin tiếp thu ý kiến đại biểu và cho biết, sẽ “phối hợp với các cơ quan để thể chế trong pháp luật về thuế”.
Cơ quan soạn thảo cũng cho hay đã tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, hoàn thiện dự thảo luật theo hướng làm rõ giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Đồng thời tiếp tục nghiên cứu quy định các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
“Kế thừa các quy định của các Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013, dự thảo luật đã quy định nguyên tắc định giá đất, việc xây dựng, áp dụng bảng giá đất, định giá đất cụ thể. Các phương pháp định giá đất mang tính chuyên môn, kỹ thuật, chi tiết sẽ được quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành”, báo cáo của Chính phủ nêu.
Về bảng giá đất, báo cáo nêu, qua tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013 cho thấy việc ban hành giá đất 5 năm một lần, điều chỉnh khi có biến động 20% chưa phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường.
Nghị quyết 18 xác định bỏ khung giá đất, có cơ chế phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường.
Do vậy dự thảo quy định bảng giá đất cần phải được ban hành hằng năm để đảm bảo giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường, tránh trường hợp giá đất không phản ánh đúng giá đất thị trường.
Nhiều đại biểu đề nghị quy định chi tiết, cụ thể nguyên tắc bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, có cơ chế phân công giám sát, đánh giá việc thi hành.
Cơ quan soạn thảo cho hay, nguyên tắc này đã được quy định chi tiết tại các điều trong dự thảo luật.
Cụ thể, là đa dạng hình thức bồi thường bằng tiền, bằng đất, bằng nhà ở (Điều 89); các khoản hỗ trợ như: Hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ tái định cư; hỗ trợ cho trẻ em chưa đến tuổi lao động, người khuyết tật, người cao tuổi có đất thu hồi (Điều 98).
Được bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình sinh hoạt theo đơn giá xây mới có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương; khu tái định cư bảo đảm các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; ưu tiên tái định cư tại chỗ.
Cơ chế giám sát, theo dõi việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được quy định tại Điều 218 và Điều 219 dự thảo luật.
Trước ý kiến đề nghị bổ sung nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất; nguyên tắc tái định cư phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật, cơ quan soạn thảo xin tiếp thu, hoàn thiện các điều luật của dự thảo luật.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Phương Anh
15:41 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11, tại Hòa Bình, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, nhằm đánh giá về diễn biến của trận lũ đặc biệt lớn sau bão số 3, thực trạng hệ thống đê điều, bãi sông, lòng dẫn và vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác ứng phó, hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Hoàng Nam
15:38 22/11/2024N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Văn Thanh
12:44 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Phương Anh
12:37 22/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân