Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 22/07/2012 - 03:23
(Thanh tra) - “Không chỉ các khoản vay mới, ngay cả các món vay cũ lãi suất cao cũng sẽ được hệ thống ngân hàng thương mại giảm xuống mức khoảng 15%/năm để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định như vậy và bày tỏ mong muốn đến 15/7 toàn hệ thống ngân hàng thương mại thực thi tinh thần chỉ đạo này nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Sự thật, thì chưa đến ngày mong muốn 15/7, một vài ngân hàng thương mại đã có văn bản hưởng ứng. Hy vọng của doanh nghiệp như vậy đã có “một màu… hồng hồng”. Tuy nhiên, niềm vui này chưa thể thành hiện thực.
Tổng giám đốc một doanh nghiệp tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh, đang vay 100 tỷ đồng tại Eximbank với nhiều lãi suất khác nhau, thấp nhất là 16,5%/năm. Chờ đến 16/7, ông đã điện thoại hỏi, Ngân hàng nói mới chỉ đang xem xét.
Tổng giám đốc doanh nghiệp khác, chuyên kinh doanh hàng xuất khẩu có trụ sở ở Hà Nội còn không kịp mừng, vì ngày 17/7, khi liên lạc thì ACB, Ngân hàng nơi có quan hệ tín dụng cho hay: Không thuộc khách hàng “nhóm 1” (nhóm có khả năng thu hồi nợ và lãi đúng hạn) theo tiêu chí phân loại nợ nên không được giảm lãi suất vay cũ về 15%/năm.
Hai trường hợp trên là điển hình cho câu chuyện doanh nghiệp hy vọng “thấy ánh sáng ở cuối đường hầm”. Vậy nhưng, vẫn là “một màu… đen đen”.
Một chuyên gia từng công tác lĩnh vực ngân hàng nói, việc vẽ ra tiêu chí, chỉ cho doanh nghiệp thuộc nhóm 1 thì lại chỉ béo các doanh nghiệp tốt, khỏe. Số doanh nghiệp còn lại phần lớn thuộc nhóm 2, nhóm 3 cần hỗ trợ, giúp đỡ thì lại không được hưởng. Như vậy chẳng khác là đánh đố doanh nghiệp?
Tổng giám đốc Sacombank Phan Huy Khang cho biết, đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm đối với khách hàng. Khoảng 26.000 tỷ đồng dư nợ vừa được điều chỉnh lãi suất, bình quân lợi nhuận Sacombank giảm 80 tỷ đồng/tháng.
Theo Tổng giám đốc DongABank Trần Phương Bình, giảm lãi suất nợ vay cũ về 15%/năm, mỗi tháng DongABank mất khoản lời bình quân 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Bình cũng có lời chia sẻ, ngân hàng ông chấp nhận vì doanh nghiệp sống thì ngân hàng mới tồn tại.
Những thông tin này cho thấy, lâu nay nợ vay của doanh nghiệp là liều thuốc bổ “máu” cho “cơ thể” ngân hàng thương mại.
Nói về phản ứng của các ngân hàng, nguyên Thống đốc, TS. Cao Sĩ Kiêm cho biết, ông ủng hộ các ngân hàng sớm ban hành quyết định triển khai trên toàn hệ thống, điều đó thể hiện thái độ cầu thị, nghiêm túc trong chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, cũng như đạo đức trong kinh doanh. Tuy nhiên, ông không hoàn toàn tin tưởng 100% ngân hàng sẽ tuân thủ. Ông Kiêm nói rằng, mệnh lệnh hành chính không có chế tài thì khó mà ép các ngân hàng…
Chuyên gia kinh tế, TS. Bùi Kiến Thành thì cho rằng khó ép được ngân hàng. Bởi, nếu Ngân hàng Nhà nước muốn ép thì phải dựa vào vi phạm của ngân hàng thương mại thời gian qua đã cho vay với lãi suất vượt quá 150% lãi cơ bản được quy định tại Luật Dân sự. Nhưng nếu dựa vào đó thì thành ra, trước kia cơ quan này lại làm ngơ đối với các vi phạm này, điều này giải thích thế nào?
Theo TS. Lê Thẩm Dương, nếu ngân hàng nào chưa chịu giảm lãi suất cho vay chỉ là ngụy biện, vì lãi suất tiền gửi cao ở mức 14%/năm hầu như ngân hàng chỉ nhận trong ngắn hạn tối đa chỉ 3 tháng. Đến nay, những hợp đồng này hầu như đã được tất toán. Như vậy lãi suất đầu vào hiện nay chỉ ở mức 11%/năm, bình thường chênh lệch lãi suất ở mức 3% là ngân hàng sống khỏe. Nhưng với tình hình doanh nghiệp khó khăn hiện nay, ngân hàng vẫn giữ chênh lệch lãi suất 7 - 8% là không chấp nhận được. Nếu Ngân hàng Nhà nước đã dùng biện pháp hành chính siết chặt đầu ra của các ngân hàng thương mại, thì phải kiểm tra giám sát chặt chẽ. Việc thực hiện giảm lãi suất nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc động thái này.
15%, vậy là vẫn… chờ!
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang