Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những nghi lễ đáng sợ trên thế giới để chứng tỏ bản lĩnh đàn ông

Thứ bảy, 04/08/2018 - 14:53

Chịu đựng các tra tấn về thể xác, đấu tay đôi với sư tử, nhảy xuống từ độ cao 30 m, đeo găng đầy kiến độc... là những nghi lễ trưởng thành đáng sợ dành cho nam giới.

Tra tấn: Tộc Mandan ở Bắc Dakota có một ngày lễ tên Okipa mừng sự hình thành trái đất. Vào lễ hội này, các cậu bé 8 tuổi sẽ trải qua những nghi lễ đau đớn để đánh dấu bước đầu trở thành một người đàn ông thực thụ. Họ phải nhịn ăn nhiều ngày, sau đó bị treo bằng dây thừng móc vào người. Ai chịu được mà không vùng vẫy nhiều sẽ trở thành một trong các thủ lĩnh của người Mandan.

Giết nông nô: Theo truyền thống của người Sparta, các nam thanh niên được đào tạo kỹ năng chiến đấu trong 10 năm. Sau đó, ở tuổi 17, họ phải trải qua một nghi lễ cuối cùng. Các thanh niên này được thả vào một khu vực để rình bắt và giết chết bất cứ nông nô hay nô lệ nào. Những ai thất bại sẽ bị trừng phạt bằng đòn roi hoặc các biện pháp tra tấn khác.

Đấu với sư tử: Hiện tại truyền thống đấu với sư tử của người Masaai ở Kenya và Tanzania đã không còn được duy trì, nhưng trước đó, cách duy nhất để trở thành một người đàn ông thực thụ là đâm chết một con sư tử. Các nam thanh niên sẽ phải làm lễ cắt bao quy đầu, sau đó đi theo nhóm hoặc một mình để săn và giết một con sư tử.

Trải qua ảo giác: Tộc Algonqui buộc các nam thanh niên sử dụng một lượng lớn các chất độc ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần, những ai trải qua được nghi lễ này vẫn còn tỉnh táo được coi là đã đủ tư cách làm một người đàn ông thực thụ. Họ bị cách ly trong 20 ngày và ăn một chất gây ảo giác cực mạnh có tên Wysoccan. Chất này đôi khi gây mất trí nhớ, tượng trưng cho việc xóa bỏ những ký ức thơ ấu.

Cuộc chiến bằng gậy nhọn: Các thành viên nam của bộ tộc Fulani ở Tây Phi chỉ được công nhận là đã trưởng thành sau khi tham gia một cuộc chiến bằng gậy nhọn. Mỗi người sẽ dùng một con dao vót nhọn đầu gậy, sau đó đối mặt với một người khác. Đấu thủ sẽ có 3 lần tấn công, ai tấn công mạnh nhất và rên rỉ ít nhất sẽ chiến thắng. Người thua phải thực hiện lại nghi lễ này nếu muốn được bộ tộc công nhận.

Đeo găng kiến độc: Bộ tộc Satare-Mawe ở vùng Amazon thuộc Brazil gài hàng chục con kiến đầu đạn (loại kiến độc đến mức vết cắn của chúng đau như trúng đạn) vào một găng tay đan từ lá cây. Các thiếu niên phải đeo găng tay này và chịu đựng những vết cắn trong suốt 10 phút, lặp lại 19 lần nếu muốn được công nhận là người trưởng thành. Thường thì cơn đau sẽ kéo dài nhiều tháng sau khi nghi lễ hoàn tất.

Tạc vảy cá sấu lên người: Với tộc người sống cạnh sông Sepik ở Papua New Guinea, các thiếu niên sẽ chỉ được coi là trưởng thành sau khi chịu đựng những vết cắt để lại sẹo hình vảy cá sấu. Bộ tôc này tin rằng vị thần cá sấu sẽ nuốt hết những điều non nớt của một thiếu niên, và nhả ra một người đàn ông thực thụ. Ngoài ra, các thiếu niên phải trải qua nghi lễ để vững vàng hơn về tinh thần, trong đó họ bị gọi và đối xử như một phụ nữ.

Nhảy bungee bằng dây rừng: Các nam thiếu niên của bộ tộc Vanuatu sống ở đảo Pentecost phải thực hiện nghi lễ nhảy từ tháp cao 30 m xuống đất chỉ với một sợ dây rừng cột vào chân. Họ càng xuống sát mặt đất thì càng được đánh giá cao. Không ít người đã bị thương nặng, thậm chí là thiệt mạng sau nghi lễ trưởng thành đáng sợ này.

Nghi lễ máu: Người Matausa ở Papua New Guinea thực hiện nhiều nghi lễ để gạt bỏ những ảnh hưởng từ phụ nữ lên nam giới. Các thiếu niên phải dùng một thanh sậy mảnh chọc vào họng để nôn hết những gì có trong dạ dày, sau đó một thanh sậy tương tự được luồn vào mũi để thải hết những ảnh hưởng xấu. Cuối cùng, họ phải chịu nhiều vết đâm vào lưỡi, để máu thanh tẩy và trở thành người đàn ông thực thụ, thừa kế sức mạnh của cha ông

Theo Hoàng Linh/Tri Thức Trực Tuyến

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm