Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những bà mẹ khắc nghiệt trên màn ảnh

Thứ hai, 06/08/2018 - 08:52

Nếu như năm 2017 rộ lên trào lưu “hạ bệ” mẹ chồng trên màn ảnh nhỏ, đỉnh điểm là “Sống chung với mẹ chồng”, thì năm nay, mạch phim khai thác đề tài mẹ chồng tiếp tục được đẩy lên cao trào với “Cả một đời ân oán”, bên cạnh hình tượng mẹ vợ kinh khủng trong “Gạo nếp, gạo tẻ”.

NSND Lan Hương (Em bé Hà Nội) trong "Ngược chiều nước mắt".

Có người nói, nhờ những vai diễn này mà các nghệ sĩ gạo cội “đóng đinh” hình ảnh phản diện, bị khán giả ghét cay ghét đắng. Nhưng cũng có người nói, trào lưu “bóc mẽ” mẹ chồng, mẹ vợ liệu có hay ho gì không hay cứ gờn gợn? Với vai diễn mẹ vợ trong “Gạo nếp, gạo tẻ”, NSND Hồng Vân đủ vé để khiến khán giả “ghét không còn chỗ nào thương”. Trong phim, chị vào vai bà Mai, là cô dâu hay cãi mẹ chồng nhưng đảm đương quán xuyến trong gia đình. Với con cái, bà luôn thiên vị đứa này, ghét đứa kia, sỉ nhục con rể và dành những lời lẽ khó ưa, miệt thị cho sui gia của mình.Phim xoay quanh những mâu thuẫn trong gia đình “tam đại đồng đường” gốc Bắc mà bà Mai làm dâu trong bối cảnh chủ nghĩa tôn thờ vật chất lên ngôi. Vai diễn ban đầu khá độc ác, thiên vị, nhưng càng về sau, sau nhiều đổ vỡ và biến động, bà Mai cùng những thành viên trong gia đình bắt đầu nhìn lại và các giá trị gia đình cũng được đặt lên trên. Tuy nhiên, vai diễn quá khắc nghiệt, nhiều khi vô lý đến mức, chính người trong cuộc cũng phải phản ứng với đạo diễn và nhiều lần suy nghĩ mới nhận vai.Cụ thể, chia sẻ về vai diễn này, Hồng Vân cho biết, nhiều lúc chị còn nổi điên vì vai mẹ vợ ghê gớm trong phim. Bản thân chị không chỉ ức chế vì điều vô lý này, mà còn bị khán giả nhắn tin…chửi. “Cha mẹ có thể dành tình cảm cho một đứa con nhiều hơn một chút. Nhưng hiếm có bà mẹ nào có thể đối xử thiên vị, con thương con ghét một cách rạch ròi như bà Mai.Thực sự thì sự phân biệt đối xử với 2 cô con gái chỉ là bề nổi trong cách hành xử và tâm lý của bà. Tình mẫu tử khó có thể chia lìa. Tình thương mà bà Mai dành cho đứa con mà bà tưởng chừng như rất ghét thật sự rất nhiều! Cho đến khi có những biến cố, cả hai mẹ con mới nhận ra rằng họ yêu thương nhau và không thể thiếu nhau được”.Bản thân Hồng Vân cho rằng vai diễn này là sự hy sinh của chị. Khán giả có bức xúc thì cũng có điều hợp lý. Lúc đầu, chị định vào vai người đàn bà ít học, pha nét hài nhưng đạo diễn nhất quyết không chịu, bắt chị đọc hết 80 tập kịch bản, từ đó tìm ra đường dây xuyên suốt cho vai diễn thống nhất. Và đây là kịch bản Hàn Quốc chuyển thể nên ít nhiều tính logic vẫn có, sau khi đẩy nhân vật lên cao trào thái quá.Nếu năm nay NSND Hồng Vân là tâm điểm bàn tán, gây ra cơn sốt cho bộ phim, thì năm trước, vai diễn của NSND Lan Hương trong “Sống chung với mẹ chồng” bị coi là ghét nhất màn ảnh vì quá đạt.Trong phim, NSND Lan Hương vào vai bà Phương- mẹ chồng tai quái, ghê gớm, xét nét… con dâu đủ điều. Bà Phương can thiệp một cách thô bạo vào đời sống riêng tư của con trai và con dâu. Ngay những tập đầu tiên, bà Phương đã làm khán giả “hết hồn” khi nhảy bổ vào phòng con trai trong đêm tân hôn và chì chiết con dâu không được "đè đầu cưỡi cổ" chồng.Đây là nhân vật nhận nhiều “gạch đá” của khán giả và gây nhiều tranh cãi vì cách cư xử quái đản với con dâu, thao túng mọi chuyện trong nhà và kết quả là khiến cho con trai của bà không có hạnh phúc.Nhiều người cảm thấy kinh sợ với những suy nghĩ khác người của bà Phương vì cho rằng: “Vợ cũng chỉ là một đứa con gái xa lạ ở đẩu ở đâu về đây. Không lấy đứa này thì lấy đứa khác. Nhưng mẹ chỉ có một thôi.”Nhưng dù sao, nhân vật của NSND Lan Hương đã khắc họa trọn vẹn, đậm nét vai mẹ chồng Bắc Bộ với đầy đủ sự khắc nghiệt, quan niệm cổ hủ và thô bạo…Trong phim "Ngược chiều nước mắt" (34 tập), NSND Lan Hương (từng đóng phim “Em bé Hà Nội) lại “đóng đinh” vai mẹ chồng khó tính, khắt khe và cũng cực kỳ thiên vị. Bà chỉ dành tình yêu cho những đứa con có kinh tế và năng lực... Thậm chí, bà chính là nguyên nhân gây nên những mâu thuẫn trong gia đình, tương tự như vai mẹ vợ của NSND Hồng Vân.Xem phim, khán giả nhiều khi cũng ngỡ ngàng với những suy nghĩ và lời nói của bà Lâm. Hiếm có bà mẹ chồng nào lại cay nghiệt, mắng con dâu là “vô liêm sỉ” rồi đi xem bói đổ họa tại con dâu, bắt con dâu ly hôn để gia đình yên ấm.Vai mẹ chồng trong “Ngược chiều nước mắt” là một cú “lột xác” ngoạn mục của NSND Lan Hương, từ những vai diễn nhu mì, hiền hậu trước đó, chị đã nhập vai mẹ chồng "chọc tức" khán giả.Ăn theo trào lưu mẹ chồng nghiệt ngã trên màn ảnh nhỏ, bộ phim điện ảnh “Mẹ chồng” cũng khai thác các nàng dâu nhưng lấy bối cảnh thời Pháp thuộc, với chủ đề “trong 3 tội bất hiếu, không có con nối dõi là tội nặng nhất".Trong “Vòng xoáy tình yêu”, NSƯT Thanh Vy cũng ghi dấu ấn khó tính với vai mẹ chồng. Với vai bà Cúc, bà đã gây ra bao phen khốn khổ cho cô con dâu. Từ đó đến nay, với nét mặt đăm đăm "thương hiệu", NSƯT Thanh Vy đã vào vai mẹ chồng khó tính thêm nhiều phim nữa như "Thiên đường ở bên ta", "Rau muống tháng 9"...  NSND Hồng Vân trong “Gạo nếp, gạo tẻ“. Cực đoan và quá đà?Có người thích thú với loạt phim mẹ chồng nàng dâu, hay mẹ vợ - con rể, song cũng có không ít khán giả cho rằng phim vẫn khai thác một chiều và có những điểm cực đoan, quá quắt đến vô lý.Bộ phim 70 tập “Cả một đời ân oán” cũng đang gây tranh cãi vì mẹ chồng (NSƯT Mỹ Uyên đóng) quá độc đoán, cứng nhắc từ đầu đến cuối phim. Cho dù đây là phim Đài Loan remake (chuyển thể làm lại), song kịch bản cũng khá dông dài và nhiều đoạn gần như chỉ xoay quanh đại dòng tộc Vũ Gia với cảnh mẹ chồng đay nghiến 3 cô con dâu.Nhân vật bà Lan của Mỹ Uyên được xây dựng là người chủ gia đình nhưng lại trực tiếp đẩy cả ba đứa con trai vào cảnh vợ chồng ly tán chỉ vì tính cách độc đoán. Không những thế, từ đầu đến cuối chỉ toàn một gương mặt cứng nhắc, không đổi từ sắc mặt, ánh mắt, cái lườm, đến cách cư xử. Dường như máu ghét con dâu và đổ tội cho các nàng dâu đã ăn vào máu của bà.Ngay cả khi cô con dâu là Dung đã ly hôn với Đăng suốt 20 năm, khi tình cờ gặp lại, việc đầu tiên bà Lan làm vẫn là nhiếc móc, xúc phạm cô thậm tệ. Nhưng "kẻ cắp gặp bà già", bà đối chọi với con dâu cả (Lan Phương) ghê gớm và thủ đoạn không kém với mưu đồ trả thù mẹ chồng.Đến tình tiết bà Lan mờ mắt nhận nhầm cháu mà không cần thử ADN, nhưng lại nhất quyết cấm cho con trai quay lại cô con dâu vô sinh, không cho nhận con nuôi vì "khác máu tanh lòng" lại càng gây khó chịu cho khán giả.Chưa kể đến vai diễn chuyên nhục mạ người khác của “mẹ vợ” Hồng Vân. Dù xuất thân là một giáo viên đã về hưu, nhưng hành xử của bà Mai có vẻ như thiếu giáo dục, hành hạ hết con đẻ, đến con rể, rồi cả ông thông gia vì gia cảnh thấp kém. Không những thế, bà hám tiền, chỉ mong con mình ly hôn… và sẵn sàng đuổi cha của con rể không cho vào nhà khi anh này bị phá sản…Làm gì thì làm song khắc họa tính cách nhân vật quá một chiều, quá độc ác thì đôi khi lại có tác dụng ngược. Người xem chỉ càng thấy ghét chứ không học thêm điều gì từ bi kịch của cuộc đời các bà mẹ chồng, mẹ vợ do chính họ tạo ra, cùng bi kịch mà họ đẩy các con mình vào… Khắc họa đủ đô thì nhân vật tiêu biểu khiến người ta nhớ, nhưng đẩy lên quá tàn nhẫn lại khiến khán giả "dị ứng" với những nhân vật mất hết tình người bất kể họ từng là những bà mẹ chu toàn cho gia đình.Theo Minh Thi/LĐO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm