Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 04/09/2011 - 21:27
(Thanh tra) - Hình thành cách đây hơn 100 năm, tại phường 12, quận Gò Gấp, An Hội nổi tiếng với lư đồng được sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, được tiêu thụ khắp lục tỉnh Nam Kỳ…
Ảnh minh họa
Điểm đặc biệt của các sản phẩm lư đồng An Hội là do được chế tác bằng phương pháp thủ công từ khâu cốt, bịt sáp, bít đất, nấu đồng đến làm nguội, chạm, hàn. Do đó, nhìn bề ngoài lư đồng An Hội có vẻ mộc mạc, hình chạm khắc đơn điệu, không cầu kỳ nhưng nó lại mang sự tinh tế, cái hồn trong từng sản phẩm. Bởi, mỗi bộ lư được làm ra đều từ sự sáng tạo của nghệ nhân trong các khâu chạm, nguội, hàn… không hề có một khuôn mẫu nhất định.
Ngay từ công đoạn đầu là cốt, những khuôn đất được hong khô từ từ nhờ ánh nắng mặt trời nên độ cứng khuôn đảm bảo đồng đều. Do đó, khi đổ đồng sẽ đảm bảo được sự ổn định và đồng nhất. Cộng với một số phương pháp gia truyền trong khâu nấu đồng, sản phẩm sản xuất ra có màu ửng vàng sậm, càng lau chùi thì càng bóng, độ bền cao và nhìn có hồn.
Thời cực thịnh của nghề, làng có khoảng 50 lò. Hiện nay, do sức ép thu nhập, nguồn nguyên liệu khó khăn, kinh tế biến động… làng chỉ còn lại 5 cơ sở sản xuất và hầu hết đều là người cùng họ. Những người còn tiếp tục với nghề đều cho rằng, dù thu nhập có thấp, công việc vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng họ vẫn gắn bó đến cùng với nghề vì đây không chỉ là nghề gia truyền, mà đó còn là những kỷ niệm gắn bó với mỗi người từ thuở ấu thơ.
Chị Phạm Thị Liên, chủ cơ sở Ba Cồ cho biết: “Do muốn gìn giữ nghề gia truyền cũng là một nét văn hóa độc đáo của quê hương, chứ với thu nhập không cao cộng với lệ thuộc nhiều vào thời tiết, vào sức người, và khá vất vả thì việc nhiều người từ bỏ cũng là điều đương nhiên”.
Khó khăn đầu tiên chính là khâu nguyên liệu. Hiện nay, chất lượng đồng nguyên liệu không còn như xưa. Dù người thợ có muốn tìm nguồn đồng tốt như trước kia cũng khó, do đa số đồng dùng để đúc lư đều là sử dụng đồng tái chế, thu mua từ các vựa ve chai.
Khó khăn thứ hai chính là sự cạnh tranh đầu ra của lư đồng xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan hay chính các sản phẩm trong nước được sản xuất bằng máy móc.
Do những loại lư này sử dụng khuôn thép, chạm khắc và mài bằng máy nên hoa văn tinh xảo, cầu kỳ, bắt mắt được nhiều người ưa chuộng hơn. Vì quan niệm của đa số người đều cho rằng, lư chạm trổ càng nhiều thì càng thể hiện sự công phu và có giá trị. Nhưng theo những người có chút am hiểu về lư đồng thì chính những chiếc lư sản xuất theo kiểu thủ công, chạm khắc đơn giản, nhìn có vẻ thô sơ ở An Hội lại có được “cái hồn”, nét riêng của văn hóa bản địa, phong vị của con người Nam Bộ.
Hơn nữa, hiện nay làng nghề còn đang đứng trước nguy cơ phải di dời vì vấn đề môi trường. Các cơ sở cũng sẵn sàng đầu tư cho các biện pháp bảo vệ môi trường nếu chính quyền có yêu cầu. Nhưng họ cũng rất băn khoăn vì chi phí quá cao và “thật ra mỗi tháng cũng chỉ đổ hai mẻ lư mà thôi”.
Lư đồng An Hội vốn là một thương hiệu làng nghề uy tín được ưa chuộng tại các tỉnh thành miền Nam nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Hơn thế, nó đã góp phần trong việc hình thành những làng nghề thủ công truyền thống tại vùng Gia Định xưa. Và nó cũng gắn liền với phong tục thờ cúng tổ tiên, một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và cư dân Nam Bộ nói riêng. Vậy nên, việc lưu giữ làng nghề truyền thống này là việc nên được chú ý. Thiết nghĩ chính quyền địa phương cũng như những người quan tâm đến văn hóa cần có sự đồng cảm và chia sẻ với những người làm lư làng An Hội trước những khó khăn trong việc giữ gìn một làng nghề có nguy cơ bị mai một.
Phương Ninh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng