Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khởi công tu bổ, tôn tạo di tích Tản Viên Sơn Thánh

Thứ năm, 09/06/2011 - 10:16

(Thanh tra)- Sáng 8/6, UBND TP Hà Nội đã tổ chức lễ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích Tản Viên Sơn Thánh tại khu vực đền Thượng, thuộc quần thể di tích Tản Viên Sơn Thánh (vườn Quốc gia Ba Vì). Dự lễ khởi công có Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Hoàng Tuấn Anh; các ông Phí Thái Bình, Hoàng Mạnh Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng của TP.

Khu di tích Lịch sử đền thờ Tản Viên Sơn Thánh gồm 3 ngôi đền (đền Thượng, đền Trung, đền Hạ) nằm trên địa bàn hai xã Minh Quang và Ba Vì, thuộc huyện Ba Vì, thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh - vị thần đứng đầu Tứ bất tử của Việt Nam và hai người em thúc bá là Cao Sơn (Sùng công) và Quý Minh (Hiển công). Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào xác định được đền Thượng có từ bao giờ, chỉ biết rằng đây là ngôi đền có lối kiến trúc độc đáo gồm 3 gian, 2 chái, một nửa mái sau đền là vách đá. Cụm di tích đã được Bộ VH,TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia vào ngày 21/2/2008.

Đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo, nhưng đây là lần trùng tu lớn nhất với tổng diện tích lên tới 3,2 ha, trong đó khu vực khuôn viên đền Hạ là 1,5 ha, đền Trung là 1,15 ha, đền Thượng là 0,37 ha, tổng diện tích xây dựng là 3.642m2. Để tạo điều kiện đi lại cho du khách tham quan khu di tích theo đường sông Đà đến viếng đền Hạ, rồi lên đền Trung và đền Thượng, hạng mục công trình đường dẫn từ đền Hạ lên đền Trung, dài 5,5 km cũng sẽ được xây dựng trong lần tu bổ, tôn tạo này. Dự kiến, kinh phí tu bổ, tôn tạo lên tới gần 150 tỷ đồng, được huy động toàn bộ từ nguồn xã hội hóa.

Theo ông Hà Xuân Hưng, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, trong tổng số 340 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Ba Vì  có tới 75 di tích thờ đức Thánh Tản. Trung bình, mỗi năm, hệ thống di tích thờ Tản Viên đón trên 10 vạn lượt khách đến tham quan. Thế nhưng, các di tích đều nằm ở những điểm xa dân cư và chưa có quy hoạch rõ ràng, chi tiết, các di tích đã bị xuống cấp theo thời gian, khuôn viên chật hẹp… nên chưa phát huy tốt giá trị, nhất là giá trị kinh tế.

Lê Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm