Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 06/05/2012 - 20:51
Ngày 6/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Sách và chấn hưng giáo dục” do Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục IRED, Dự án Sách hay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội thư viện Việt Nam phối hợp tổ chức.
Các bạn trẻ tham gia đọc sách tại ngày hội sách và văn hóa đọc 2012. Ảnh minh họa (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Dọc theo nhiều tuyến đường Phan Đình Phùng, Hai Bà Trưng, Nguyễn Đình Chiểu, và nhất là Nguyễn Trãi, quận 1 và quận 5, lúc nào giao dịch, mua sắm cũng tấp nập. Nhiều loại quần áo thời trang bắt mắt cũng chỉ có giá chưa đến trăm nghìn đồng/chiếc.
Nhiều người bán cho biết, hầu hết hàng hóa sau nhập khẩu (không trừ đó là hàng nhập từ Trung Quốc), được đổi thành mác hàng Việt sẽ tiêu thụ dễ hơn. Vì mẫu mã bắt mắt, thời trang, chất liệu vải mềm, mát, giá cả phải chăng và quan trọng là người mua thấy an tâm khi nhìn xuất xứ hàng được sản xuất tại Việt Nam. Nhưng, thực sự nhiều người tiêu dùng không thể biết được rằng: Họ đang tiêu thụ hàng nhập khẩu, nhái hàng Việt.
Nếu so sánh về giá thì hàng Việt chất lượng thì giá quá cao, kênh phân phối còn tập trung, chưa trải rộng, chưa đáp ứng được hết thị hiếu của nhu cầu người tiêu dùng.
Anh Lê Văn Linh, quận 5, cho biết, tôi thường mua quần áo, dày dép, ba lô ở đường Nguyễn Trãi vì giá cả tương đối và chất lượng cũng được. Nếu khéo chọn cũng mua được “hàng Việt” rất đẹp. Chị Thương, nhân viên văn phòng, quận 1, nói, tôi ít mua sắm quần áo trong những cửa hàng thời trang Việt nổi tiếng như Việt Tiến, Bảo Thy… vì giá quá cao, một áo sơ mi hay thun có khi lên đến 300 ngàn đồng. Nên thường tìm “hàng Việt” ở các khu buôn bán như Nguyễn Trãi… do có giá vừa phải và chất lượng cũng được.
Tâm lý tiêu dùng này đã gợi ra suy nghĩ, không phủ nhận, ngành Thời trang trong nước cũng có những bước phát triển dài, với nhiều thương hiệu có tiếng như Blue Exchange, Việt Tiến, Bảo Thy… Nhưng hầu như nhiều doanh nghiệp thời trang trong nước chỉ quan tâm đến xuất khẩu, mà quên mất thị trường nội địa? Mặt khác, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối,… cũng còn bị giới hạn, chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị hiếu trong nước đang có nhiều thay đổi.
Thêm nữa, nay mai khi trở thành thành viên của TPP, khi ấy thị trường gần như tự do hóa, nhiều thương hiệu thời trang từ TPP sẽ nhập khẩu mạnh vào Việt Nam với giá hoàn toàn rẻ hơn hiện nay, liệu hàng Việt có giữ được sân nhà?
Do đó, bản thân các doanh nghiệp trong nước cần nhanh chóng xây dựng được đội ngũ chuyên nghiệp, nắm bắt nhanh xu hướng thời trang thế giới, chất liệu phù hợp; và phải nâng cấp quy trình sản xuất để có thể cạnh tranh, giành lại thị phần trong nước. Và hơn lúc nào hết, công tác chống hàng giả, hàng nhái cần được đặc biệt quan tâm hơn nữa…
Thu Huệ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh