Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa biển, đảo Việt Nam

Thứ tư, 15/06/2011 - 21:30

Dân tộc Việt Nam đã biết và hiểu về biển đảo của mình, biết cách ứng xử linh hoạt, độc đáo để tồn tại và phát triển với biển đảo.

Khẳng định này được đưa ra tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa” do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức ngày 15/6 tại Nha Trang.

Không chỉ đề cập đến văn hóa biển, đảo ở Khánh Hòa, đây là hội thảo có quy mô cấp quốc gia đầu tiên về văn hóa biển đảo Việt Nam được tổ chức, nằm trong khuôn khổ Festival Biển 2011.

Một dân tộc hướng biển


Nhiều tham luận trình bày tại hội thảo đều cho rằng từ bao đời nay, biển đảo đóng vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam. Biển mang lại nguồn sống, in đậm dấu vết trong đời sống văn hóa của nhiều cộng đồng người Việt.

Biển, đảo ở Việt Nam được biết đến trong các truyền thuyết, truyện cổ như Con Rồng cháu Tiên, Mai An Tiêm… Ca dao tục ngữ nhắc tới biển đảo chiếm một tỷ lệ khá nhiều như Thề non hẹn biển, Tát cạn Biển Đông… Đặc biệt, những bài vè về lộ trình đi biển từ Quảng Bình đến Vũng Tàu dài hàng trăm câu vốn rất phổ biến ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Nhiều biểu tượng trên trống đồng Đông Sơn được các  nhà khoa học cho là thuyền đi biển của người Việt cổ. Nhiều trống đồng Đông Sơn xuất hiện ở Malaysia, Philippines, Indonesia… cho thấy những chuyến hải trình giao lưu giữa cư dân Việt cổ với các quốc gia khác ở Đông Nam Á đã có từ rất xa xưa.

Người Việt đã có những cuộc chinh phục, khai thác biển cũng như xác lập chủ quyền và đấu tranh bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cử đội thương thuyền vượt biển đi giao lưu, buôn bán với các lân bang như Trung Hoa, Nhật Bản, Lưu Cầu, Nam Dương, Xiêm La…

Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thành lập đội Hoàng Sa, đóng thuyền đi đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để khai thác nguồn lợi hải sản, đo đạc hải trình, xác lập chủ quyền lãnh thổ. Quá trình khai phá đã khẳng định thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời các Chúa Nguyễn.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cho ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Các ý kiến tại Hội thảo khẳng định, dân tộc Việt Nam đã biết và hiểu về biển đảo, đã biết cách ứng xử linh hoạt độc đáo để tồn tại và phát triển với biển đảo. Văn hóa biển đảo Việt Nam hết sức đa dạng và phong phú, thể hiện với nhiều loại hình như văn hóa phi vật thể và vật thể, tổ chức xã hội, truyền thống chống ngoại xâm.. Văn hóa biển đảo là một phần của văn hóa dân tộc Việt Nam, là một tất yếu với một đất nước có trên 3.000 km bờ biển, một dân tộc hướng biển.

Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa biển đảo

Hội thảo cũng hướng đến việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy tác dụng những di sản văn hóa liên quan đến quá trình xác lập, thực thi chủ quyền và xây dựng quần đảo Trường Sa, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về chủ quyền biển đảo của Quốc gia.

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, trong chiến lược phát triển chung của tỉnh Khánh Hòa, thì chiến lược phát triển văn hóa biển là một bộ phận không thể tách rời, trong đó văn hóa biển Trường Sa là văn hóa biển đặc thù, đòi hỏi phải đầu tư trí tuệ, công sức, tiền của, cùng với sự lãnh đảo của Đảng, chính quyền địa phương để xây dựng.

Theo GS Trần Ngọc Thêm, việc cần làm đầu tiên là xây dựng một bảo tàng Văn hóa Biển và một Viện Nghiên cứu Văn hóa Biển. Cùng với phát triển ngành kinh tế du lịch biển, nâng cấp Bảo tàng Sinh vật biển ở Viện Hải dương học, việc có thêm một Bảo tàng Văn hóa Biển  và Viện Nghiên cứu Văn hóa Biển sẽ nhanh chóng đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm văn hóa biển trong một quốc gia biển.

Các đại biểu cũng cho rằng, cần tăng cường công tác tuyên truyền về tri thức, văn hóa biển đảo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trong nhà trường, để người dân, thế hệ trẻ biết nâng cao trách nhiệm của mình đối với chủ quyền của dân tộc….

(Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm