Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 11/03/2014 - 09:27
“Cánh diều” là giải thưởng uy tín nhằm tôn vinh các bộ phim đạt nghệ thuật đỉnh cao, tuy nhiên phim nghệ thuật giờ đây hầu như ít nhận được sự quan tâm của khán giả và cả những người sản xuất.
Thái Hòa và Trí Nguyễn trong '''Tèo Em''' (Nguồn: Chánh Phương)
Giải thưởng Cánh diều 2013 đang đối mặt với nhiều thách thức khi thiếu những bộ phim chất lượng, bên cạnh đó là sự thờ ơ của các nhà sản xuất và các nhà tài trợ trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh kế
Cánh diều 2013 liệu có no gió?
Trong thời điểm này, Ban tổ chức Giải thưởng Cánh diều 2013 hiện đang nỗ lực gấp rút chuẩn bị để đảm bảo sự thành công cho mùa giải.
Sự kiện điện ảnh được tổ chức tối 15/3 này có sự tham gia của hơn 160 tác phẩm điện ảnh thuộc bảy lĩnh vực gồm phim truyện điện ảnh, phim hoạt hình, phim tài liệu điện ảnh-truyền hình, phim ngắn, phim khoa học, phim truyện truyền hình, công trình nghiên cứu-lý luận phê bình điện ảnh.
Thể loại phim truyện điện ảnh luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhất và chất lượng nghệ thuật của các phim truyện điện ảnh luôn có tính quyết định sự thành bại của Giải Cánh diều.
Năm nay, có 13 bộ phim truyện điện ảnh tranh giải Cánh diều gồm ''Những người viết huyền thoại,'' ''Tèo em,'' ''Săn đàn ông,'' ''Và anh sẽ trở lại,'' ''Sau ánh hào quang,'' ''Thần tượng,'' ''Hiệp sỹ guốc vông,'' ''Âm mưu giày gót nhọn,'' ''Cô dâu đại chiến'' phần 2, ''Đường đua,'' ''Tiền chùa,'' ''Gác kiếm,'' ''Tía ơi.''
Trong số các phim này, có đến bốn bộ phim từng tham gia Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 vừa diễn ra ở Quảng Ninh tháng 10 năm 2013.
Ngoại trừ phim ''Những người viết huyền thoại'' đã giành Bông sen vàng, những cái tên khác đều không để lại ấn tượng trong lòng khán giả tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18.
Chín trong số mười ba bộ phim còn lại đều được đánh giá là nặng yếu tố giải trí-thương mại, thiếu tính nghệ thuật dù đạt được mức doanh thu “khủng” tại các phòng vé như ''Tèo em,'' ''Cô dâu đại chiến 2,'' ''Thần tượng''…
Trong khi đó, những cái tên mới nổi hay được đánh giá cao về tính nghệ thuật thời gian qua như ''Quả tim máu'' của đạo diễn Việt kiều Victor Vũ hay ''Nước'' của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh-bộ phim từng gây ấn tượng mạnh tại Liên hoan phim quốc tế Berlin (Đức) không xuất hiện trong danh sách dự giải.
Lý giải điều này, ông Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức giải Cánh diều 2013 cho hay Hội Điện ảnh Việt Nam đã gửi thư mời đến tất cả các hãng phim, các nhà sản xuất để họ chủ động tham gia. Nhưng nhiều hãng từ chối với lý do rằng phim họ không phù hợp với tiêu chí nên không dự giải hoặc còn khai thác ở rạp nên “khất” sang giải năm sau.
Không chỉ nhà sản xuất kém mặn mà, đến cả Đài Truyền hình Việt Nam cũng không hào hứng với Giải thưởng Cánh diều năm nay. Do vậy, Lễ trao giải Cánh diều 2013 sẽ không được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV trong tối 15/3.
Kinh phí eo hẹp, "liệu cơm gắp mắm"
Theo Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, với nguồn kinh phí eo hẹp, có nhiều ý kiến cho rằng năm nay phương án không tổ chức Lễ trao giải Cánh diều đã được tính đến. Tuy nhiên mong muốn ghi nhận những đóng góp, tôn vinh những nỗ lực của các diễn viên, nhà sản xuất trong một năm qua, Lễ trao giải vẫn được tổ chức với tinh thần tự nguyện và xã hội hóa cao.
Ban tổ chức đã huy động được 1,4 tỷ đồng để tổ chức toàn bộ sự kiện ý nghĩa này, trong đó có trên 800 triệu đồng đến từ các nhà tài trợ, tổ chức, doanh nghiệp yêu mến điện ảnh.
Đại diện Ban tổ chức cũng khẳng định sự kiện này tuy không được truyền hình trực tiếp nhưng sẽ được ghi hình và phát lại vào ngày hôm sau để phục vụ công chúng quan tâm tới môn nghệ thuật thứ bảy này.
Đặc biệt, với số tiền tiền eo hẹp 600 triệu đồng bao gồm cả trang trí sân khấu, dàn dựng, ghi hình…, Tổng đạo diễn, nghệ sỹ ưu tú Đỗ Thanh Hải cam kết thực hiện đúng tiêu chí tiết kiệm và hiệu quả nhất có thể trên tinh thần “liệu cơm gắp mắm,” kết hợp với việc huy động sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp
50 nghệ sỹ khu vực phía Nam cũng được mời ra Hà Nội dự buổi lễ trên những chuyến bay do một hãng hàng không giá rẻ tài trợ.
Cũng trong cuộc họp báo tổ chức khá gọn nhẹ tại Hà Nội vừa qua, nhà biên kịch, nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Ban tổ chức giải cho biết Ban tổ chức đã thành lập bảy ban giám khảo, là những đạo diễn, nhà lý luận-phê bình, nhà báo… có uy tín trong lĩnh vực điện ảnh.
Trong số đó, Ban giám khảo báo chí-phê bình điện ảnh lần đầu tiên được thành lập gồm 18 thành viên, nhà báo Đinh Trọng Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Thế giới điện ảnh làm Trưởng ban.
Với 15 phim dài tập gồm 429 tập phim, Ban giám khảo phim truyện truyền hình đã làm việc từ rất sớm (ngày 25/1) để đảm bảo việc chấm, chọn chính xác.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà