Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 16/06/2020 - 14:00
(Thanh tra)- Mặc dù nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực, nhưng vai trò của người làm báo như chiến sĩ trên mặt trận thông tin và nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân là rất lớn, đã thôi thúc người làm báo xông vào những điểm “nóng”, mong muốn có được tin tức mới nhất, hữu ích nhất.
Phóng viên luôn có mặt tại những điểm “nóng”. Ảnh: NL
“Xông” đến hiện trường
Còn nhớ, khi "cuộc chiến" chống đại dịch Covid-19 đang trong giai đoạn "ác liệt" nhất, chúng tôi liên hệ đến viết bài tại các bệnh viện, nơi tuyến đầu chống dịch, thì hầu hết lãnh đạo bệnh viện đều e dè, lo lắng cho chúng tôi, dù chính họ mới là những người đang ở nơi nguy hiểm nhất.
Ở Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính Củ Chi, nơi đây cử một bác sĩ và một điều dưỡng để hỗ trợ chúng tôi tác nghiệp. Đến khu vực cách ly, đội ngũ y tế không cho phép chúng tôi vào vì tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm rất cao. Nếu muốn vào, chúng tôi buộc phải biết cách mặc và tháo đồ bảo hộ chuyên nghiệp như nhân viên y tế, mọi người có thể hỗ trợ tôi mặc, nhưng tháo đồ, chúng tôi phải tự làm và phải tháo đúng, nếu không thì nó cũng chỉ là lớp vải vô dụng không bảo vệ được người mặc.
Chúng tôi quyết định dừng lại và tác nghiệp ở khu vực cho phép, đảm bảo các quy định an toàn y tế, làm theo hướng dẫn của các y, bác sĩ tại chỗ. Thông tin đến bạn đọc là quan trọng với một người làm báo, nhưng không vì thế mà bất chấp, bởi, nếu không may chúng tôi trở thành nguồn lây nhiễm, thì người thân ở nhà sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên, và chính chúng tôi - người tác nghiệp ở tuyến đầu chưa kịp hoàn thành bài viết đã trở thành gánh nặng cho đội ngũ y, bác sĩ nơi đây.
Nhà báo Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng Đại diện Báo Viettimes đeo bám các sự kiện từ đầu mùa dịch Covid-19, chia sẻ: Thông tin, hình ảnh dịch bệnh thời điểm đó cực kỳ nóng, có giá trị, nên bắt buộc phải “xông” đến hiện trường và luôn tuân thủ các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn, nhưng sau đó tôi vẫn chủ động theo dõi nhiệt độ, ghi lại nhật ký đi đâu, gặp ai... đề phòng mình có thể bị nhiễm Covid-19.
“Có hôm, thân nhiệt lên tới 37,2 độ C, họng lại đau, tôi thực sự lo lắng mình là nguồn lây nhiễm cho đồng nghiệp, cho gia đình, nhưng may mắn 2 ngày sau, nhiệt độ đã xuống dưới 37 độ C. Mặc dù vậy, tôi vẫn chủ động tự cách ly trong phòng 14 ngày, không gặp con cái, đồ dùng trong gia đình, bát, đũa... đều tách riêng, cuối cùng cũng may chỉ là viêm họng thông thường”, nhà báo Hòa Bình kể và vui vẻ nói: “Mặc dù đã phòng hộ cẩn thận, nhưng vẫn xác định, nếu mình bị nhiễm thì lại có phóng sự thực tế, nhiễm Covid-19 thì sẽ như thế nào, đau như thế nào”.
Trong những ngày tác nghiệp, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh lý hô hấp cấp tính Củ Chi, Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ, Bệnh viện Chợ Rẫy, khu vực cách ly tập trung ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM… mỗi phóng viên, trong túi áo khoác, một bên là điện thoại, một bên là chai dung dịch sát khuẩn, chúng tôi sử dụng liên tục và lau chùi cả bề mặt ba lô, máy ảnh, ống kính và còn lau luôn cuốn sổ tay, cây bút. Mọi người ai cũng cẩn thận, kỹ càng cho an toàn, còn về nhà, rồi gặp gỡ mọi người nữa.
Chúng tôi từng nói đùa rằng, mấy hôm đi đến các bệnh viện, các chốt kiểm dịch tác nghiệp, gặp các bác sĩ, phỏng vấn bệnh nhân đã xuất viện, về bị nhiều người “kỳ thị”, không dám lại gần rồi. Nói đùa mà đâu đó cũng là thật, bởi vì ai cũng sợ dịch bệnh, dù chúng tôi cực kỳ tuân thủ các nguyên tắc, quy định đảm bảo an toàn.
"Lao" vào nguy cơ
Tôi vẫn nhớ lời một bác sĩ từng nói, cách duy nhất để vượt qua nỗi sợ, vượt qua nguy hiểm, là hiểu biết về nó. Phóng viên chúng tôi thận trọng, chứ không hoảng loạn trước dịch bệnh.
Tuy nhiên, những ngày đầu dịch xuất hiện, mọi người chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, cho nên, chỉ trang bị cho mình những vật dụng khá sơ sài như mũ, khẩu trang, về thì cũng rửa tay sát khuẩn, nhiều phóng viên đã không quản ngại khó khăn, "lao" trực tiếp vào những điểm có người dương tính, tại bệnh viện, những điểm cách ly.
Và, một phóng viên của Vietnamnews, thuộc TTXVN, đã bị nhiễm Covid 19 qua một bệnh nhân dương tính. Điều này chứng tỏ, trên con đường tác nghiệp, ngoài sự vất vả, khó nhọc, phóng viên còn có thể gặp nguy hiểm.
Trong hành trình tác nghiệp, chúng tôi cũng có niềm vui chung với bác sĩ, với bệnh nhân, đó là khi hay tin những bệnh nhân đã hoàn toàn âm tính, được trở về với cộng đồng, những người đã hết thời hạn cách ly. Lúc đó, phóng viên cũng có cảm xúc chung với họ, rất vui và tự hào vì mình đã chiến thắng được dịch bệnh.
"Cuộc chiến" chống “giặc” Covid-19 bước đầu đã thắng lợi, khó khăn cũng qua đi, những trải nhiệm, những cảm xúc, khó có thể viết ra hết. Người làm báo chúng tôi, nhờ công việc, đã được trực tiếp tác nghiệp và ghi nhận lại những khoảnh khắc trong cuộc chiến này.
Minh Quang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành