Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 25/11/2013 - 18:05
(Thanh tra) - Vừa qua, tại cuộc họp đánh giá hoạt động hàng năm, Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ và Liên hợp quốc (LHQ) một lần nữa khẳng định cam kết tiếp tục cùng nỗ lực hợp tác để Việt Nam giữ vững vị trí tiên phong trên thế giới về cải tổ LHQ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại trụ sở Liên hợp quốc, năm 2007. Ảnh: http://vietnam.vn
Với sáng kiến ‘Thống nhất Hành động’, 14 cơ quan thường trú và 2 cơ quan không thường trú của LHQ cùng phối hợp phát huy các thế mạnh về kinh nghiệm cũng như năng lực chuyên môn để hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động phát triển một cách hài hòa hơn và hiệu quả hơn. Cùng hòa đồng và thống nhất với các ưu tiên phát triển của Việt Nam, các hoạt động của LHQ đã có thể đạt được những kết quả toàn diện hơn, mang lại tác động thiết thực, hiệu quả và lợi ích cho nhân dân Việt Nam.
Năm 2012 là một mốc quan trọng để đánh giá, nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được và rút ra bài học cho tương lai. Trong suốt 5 năm qua, Việt Nam đã luôn đóng một vai trò tích cực trong các đánh giá về các bài học kinh nghiệm thực hiện thí điểm sáng kiến ‘Thống nhất Hành động’. Quyết tâm mạnh mẽ và chủ động của Chính phủ trong toàn bộ quá trình cải tổ LHQ cùng tính sở hữu quốc gia rõ nét trong chương trình nghị sự phát triển của LHQ tại Việt Nam là những thành tố quyết định đối với sự thành công của ‘Thống nhất Hành động’.
Cuối năm ngoái, các kinh nghiệm của Việt Nam đã được đưa vào nội dung các thảo luận liên Chính phủ tích cực trong kỳ đánh giá chính sách toàn diện về các hoạt động hỗ trợ phát triển của LHQ được tiến hành bốn năm một lần (QCPR), dẫn tới việc Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết (67/226) khẳng định Chính phủ các quốc gia thành viên mong muốn có một hệ thống phát triển của LHQ mạnh mẽ hơn, chiến lược hơn, phù hợp hơn và linh hoạt nhanh chóng hơn, sẵn sàng thích ứng để có thể mang lại các kết quả về phát triển bền vững. ‘Thống nhất Hành động’ được nhìn nhận là phương thức thích hợp để thực hiện ở cấp quốc gia.
Tại Việt Nam 6 trụ cột chính của cải tổ LHQ đã xác lập một phương thức điều hành hoạt động mới. ‘Thống nhất Hành động’ là một mô hình cải cách toàn bộ cách vận hành của LHQ sao cho phù hợp với thực tế của một quốc gia có thu nhập trung bình, được định hướng bởi Một Kế hoạch chung, Một Ngân sách chung, Một Lãnh đạo chung, Một Tiếng nói chung, Một Bộ quy định và thủ tục quản lý chung và Một Ngôi nhà chung. Tập trung vào khả năng tập hợp những kiến thức, kinh nghiệm phong phú đa dạng trên nhiều lĩnh vực, cũng như tập trung nguồn lực của toàn bộ hệ thống các tổ chức của mình, LHQ đã có được những đóng góp có giá trị cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
“Sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ đối với ‘Thống nhất Hành động’ đã được ghi nhận trên phạm vi toàn cầu”, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam phát biểu. “Hệ thống LHQ có một vai trò quan trọng hỗ trợ cho các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong công cuộc xóa nghèo và thúc đẩy việc hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đặc biệt khi thời hạn 2015 đang đến rất gần. Với sáng kiến ‘Thống nhất Hành động’ chúng ta cùng đảm bảo rằng các hỗ trợ của LHQ phù hợp hoàn toàn với chương trình nghị sự phát triển của Việt Nam, dựa trên những kinh nghiệm phong phú đa dạng và thế mạnh chuyên môn của từng tổ chức LHQ”.
Để phát huy tối đa sự lãnh đạo của Chính phủ và thực hiện các cam kết ba bên về sáng kiến ‘Thống nhất Hành động’ tại Việt Nam, một cơ chế quản trị công ba cấp đã được thiết lập, bao gồm một Ủy ban Chỉ đạo cấp cao ba bên để đưa ra các định hướng chiến lược chung, các ưu tiên và giám sát cả 6 trụ cột chính của ‘Thống nhất Hành động’; một Ủy ban Chỉ đạo thực hiện một kế hoạch chung giữa Chính phủ và LHQ để đánh giá việc thực hiện và các kết quả của một kế hoạch chung 2012 - 2016 và chỉ đạo việc phân bổ quỹ một mế hoạch; và các nhóm điều phối lĩnh vực trọng tâm đa ngành, là diễn đàn cho các nghiên cứu chung, các đối thoại chính sách cũng như các hoạt động giám sát đánh giá chung.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý