Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao Chu Vĩnh Khang bị xử kín

Thứ sáu, 12/06/2015 - 21:28

Hình ảnh Chu Vĩnh Khang với mái tóc bạc trắng, cúi đầu nhận tội trước tòa hôm qua bất ngờ được công bố. Khác với thân tín Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang bị xét xử trong một phiên tòa kín, không hề có thông tin báo trước cho truyền thông.

Chu Vĩnh Khang trong phiên tòa. Ảnh: CCTV

"Tôi phục tùng phán quyết của tòa án, tôi không kháng cáo", Chu Vĩnh Khang nhận bản án tù chung thân tại một phiên tòa ở Thiên Tân, Trung Quốc. Chỉ ba năm trước, Chu từng là một trong những người quyền lực nhất nước khi giữ ghế trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Còn hiện giờ, Chu là lãnh đạo cấp cao nhất bị bỏ tù vì tham nhũng trong hơn 65 năm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chu bị kết tội nhận 21,3 triệu USD tiền hối lộ, bao gồm tiền bạc và tài sản từ Tưởng Khiết Mẫn, người từng đứng đầu Tổng công ty Dầu khí nhà nước Trung Quốc. Hành vi sai trái của Chu cũng giúp làm giàu cho người nhà và các vây cánh trong ngành dầu khí. Vợ và con trai ông tích lũy được khối tài sản lên đến 300 triệu USD.

Ông cũng bị buộc tội làm rò rỉ 6 tài liệu mật cho một người tên là Tào Vĩnh Chính, được truyền thông Trung Quốc xác định là một thầy bói ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, tòa án phán quyết rằng tội nặng nhất của Chu là tham nhũng, còn việc làm lộ tài liệu thì "không gây hậu quả nghiêm trọng".

Hồi tháng ba, người đứng đầu Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc hứa hẹn rằng Chu sẽ bị xét xử công khai ở Thiên Tân. Vào thời điểm đó, nhiều người đoán rằng Chu sẽ nhận án tử hình treo giống như các quan chức cấp cao khác. Với bản án này, phạm nhân được hoãn thi hành án khoảng 2 năm. Nếu không có sai phạm trong vòng hai năm đó thì án sẽ giảm xuống tù chung thân hoặc nếu cải tạo tốt, có thể giảm xuống án tù có thời hạn.

Trước đó, khi thân tín của Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, bị xét xử vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực, truyền thông Trung Quốc và nước ngoài được thông báo về phiên tòa trước 48 giờ. Các phóng viên đã chờ đợi sẵn bên ngoài tòa án để cập nhật thông tin.

Vậy mà, phiên tòa xử Chu cuối cùng lại được âm thầm tổ chức. Xinhua lý giải quyết định này là vì lý do an ninh quốc gia. Chu mắc tội danh làm lộ bí mật nhà nước nên ông ta phải bị xử kín.

Steve Tsang, chuyên gia tại Đại học Nottingham, nhận định Chu bị xử kín có thể vì ông ta không chịu hợp tác với chính quyền trong một phiên tòa đã định trước kết quả. Ông Tsang cho rằng bản án đã được giới chức cấp cao Trung Quốc thống nhất trước khi phiên tòa bắt đầu.

Cáo buộc chống lại Chu "quá quan trọng nên bản án dành cho Chu không thể chỉ do cảnh sát, kiểm sát viên và thẩm phán quyết định", ông Tsang nói. "Đó là những vấn đề chính trị nhạy cảm mà chỉ có những lãnh đạo hàng đầu mới có thể phán quyết".

Theo BBC, một số ý kiến cho rằng bê bối tham nhũng của Chu là nỗi xấu hổ quá lớn cho chính quyền, vì vậy, ông ta phải bị xử kín.

Việc kiểm soát chặt chẽ thông tin về phiên tòa cho thấy Trung Quốc muốn đề phòng có thể có bất ngờ khiến vụ việc đi chệch khỏi dự tính. "Bởi vì Chu là người quá quan trọng, ông ấy đã tham gia vào nhiều thứ mà công chúng không nên biết", Zhang Ming, một giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế, thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho biết. "Lợi thế của việc xử kín là tính bí mật".

Việc xét xử kín ông Chu có thể được xem là bước lùi của ngành tư pháp Trung Quốc khi nước này từng xét xử công khai Bạc Hy Lai. Tuy nhiên, quyết định này sẽ có tác dụng răn đe, dập tắt hy vọng của những cán bộ tha hóa tưởng rằng họ còn có cơ hội biện bạch khi hầu tòa, Cheng Li, một thành viên cao cấp tại Viện Brookings nhận định. Bạc Hy Lai từng có cơ hội phản bác trong phiên tòa được cập nhật trực tiếp trên mạng và được truyền hình một phần. Bạc sau đó lĩnh án chung thân vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Kerry Brown, giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney, cho rằng xử kín Chu là một cái kết thích hợp cho động thái cứng rắn của các lãnh đạo đảng dưới thời ông Tập, khi họ hạ bệ một chính trị gia quyền lực như vậy. "Họ làm điều khó khăn bằng cách dễ dàng", ông nói.

Và điều này cũng không thể làm suy giảm lòng tin rằng Chu thực sự có tội. "Nhìn chung, người dân Trung Quốc có lòng tin vào chiến dịch chống tham nhũng", ông Li nói.

Theo Vnexpress

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm