Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/09/2013 - 13:59
(Thanh tra) - Ngày 5/9, Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã diễn ra tại Saint Petersburg (Nga), với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia đến từ Mỹ, Canada, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức, Nga… Hành động quân sự đối phó với Syria, dù không phải là chủ đề chính, nhưng đã làm "nóng" chương trình nghị sự.
Hội nghị G20 diễn ra tại Nga. Ảnh: channelasia
Theo tin từ Itar-Tass, chiều 4/9 (theo giờ địa phương), các nguyên thủ quốc gia đã tới Nga, mang theo nhiều kỳ vọng và đề xuất mới tập trung vào vấn đề kinh tế toàn cầu.
Dựa vào kết quả hội nghị cấp Bộ trưởng G20 hồi tháng 7 vừa qua, các nguyên thủ quốc gia G20 sẽ sớm thông qua việc duy trì điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi để tạo việc làm, khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp; tập trung nỗ lực hỗ trợ môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp; chống lại hoạt động manh mún trên thị trường lao động cũng như hạn chế mức độ bất bình đẳng về mặt xã hội.
Tổng thống Mỹ Obama đã có mặt để tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G20, mặc dù trước đó ông đã tuyên bố không gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin sau việc Moscow đồng ý cho cựu điệp viên Mỹ Snowden tị nạn.
Bên cạnh đó, mặc dù không phải là chương trình nghị sự chính của Hội nghị G20, dự kiến các cuộc thảo luận cấp cao về vấn đề Syria giữa các nguyên thủ quốc gia sẽ được diễn ra bên lề hội nghị, nhằm tìm kiếm và thống nhất những hành động đối phó với tình hình bạo lực leo thang ngày càng căng thẳng tại nước này.
Hiện tại, Mỹ và Nga đang có những lập trường bất đồng liên quan đến việc giải quyết tình hình bất ổn tại Syria. Phía Mỹ hướng đến một cuộc tấn công quân sự vào Syria, với lý do Chính phủ Syria đã vi phạm “ranh giới đỏ” khi thực hiện cuộc tấn công vũ khí hóa học ở ngoại ô Thủ đô Damascus vào ngày 21/8 vừa qua, khiến hơn 1.000 dân thường thiệt mạng (đây là con số ước tính, hiện tại chưa có báo cáo thương vong chính xác).
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ biểu quyết về dự thảo nghị quyết giới hạn đánh Syria trong 60 ngày (có thể mở rộng thêm 30 ngày), đồng thời không dùng lực lượng bộ binh tại Syria vào ngày 4/9 (theo giờ Mỹ). Hãng tin AP cho biết thêm, nếu dự thảo lần này được thông qua thì sẽ tiếp tục được đưa ra bỏ phiếu tại phiên họp toàn thể Thượng viện sau khi các thành viên họp trở lại vào ngày 9/9.
Trước những động thái của Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng, việc tấn công quân sự không có sự chấp thuận của Liên hợp quốc có thể xem như là một sự xâm lược. Trong cuộc họp báo vào ngày 4/9, Tổng thống Nga thúc giục phương Tây đưa những bằng chứng thuyết phục lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc chính quyền Syria đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc thảm sát. Tuy nhiên, vẫn không loại trừ khả năng Nga sẽ đồng thuận với một cuộc tấn công quân sự do Mỹ dẫn đầu, nếu như có bằng chứng xác thực rõ ràng chính quyền Damacus phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công này.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Tổng thống Đức Joachim Gauck đã ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch của Mỹ cho hành động quân sự.
Tờ Der Spiegel (Đức) cho biết, theo tin từ một phiên hợp kín giữa các nghị sỹ Đức và người đứng đầu Cơ quan Tình báo Đối ngoại Đức (BND), phía Đức đã chặn được một cuộc điện thoại giữa một quan chức cấp cao của phong trào Hồi giáo Hezbollah với Đại sứ quán Iran tại Thủ đô Damacus với nội dung chính Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã ra lệnh tấn công vũ khí bằng khí độc hồi tháng trước, và coi hành động này là một sai lầm, qua đó cho thấy nhà lãnh đạo đang dần mất kiểm soát .
Còn Thủ tướng Anh David Cameron đã vấp phải sự phản đối của các nghị sỹ về kế hoạch tấn công Syria, nên ông đến dự G20 với hy vọng cùng với các nước khác tìm ra một giải pháp ngoại giao cho vấn đề Syria.
Trước những động thái gay gắt đến từ các nước phương Tây, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon đã tuyên bố trong một cuộc họp tại trụ sở Liên hợp quốc, New York: “Một cuộc tấn công quân sự vào Syria trước khi có kết quả điều tra từ Liên hợp quốc sẽ làm tình hình tồi tệ hơn tại quốc gia này”. Ông Ban Ki Moon nhấn mạnh rằng, các bên cần cẩn trọng và cân nhắc đến ảnh hưởng của bất kỳ biện pháp trừng phạt nào nhằm ngăn chặn tình trạng đổ máu, tạo thuận lợi cho một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại Syria.
Trong khi vấn đề Syria đang làm “nóng” Hội nghị Thượng đỉnh G20 thì tại Syria, lực lượng quân nổi dậy đã phát động một cuộc tấn công vào làng tôn giáo hỗn hợp của Maaloula, được tổ chức bởi lực lượng Chính phủ.
Liên hợp quốc cho biết, hơn 100.000 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nổi dậy chống Tổng thống Assad bắt đầu vào tháng 3/2011.
Hiện tại, hơn 2 triệu người Syria đã đăng ký tị nạn, gần 4,25 triệu người đã chạy khỏi đất nước. Đây được xem là cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất kể từ cuộc diệt chủng năm 1994 tại Rwanda.
Việt Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình