Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 21/11/2016 - 14:05
(Thanh tra)- Đó là đánh giá của người dân Thổ Nhĩ Kỳ khi tham gia cuộc điều tra về tham nhũng, hối lộ do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) tổ chức thường niên.
45% số người Thổ Nhĩ Kỳ được hỏi cho rằng, tham nhũng đang trở nên ngày càng tồi tệ. Ảnh: Dogan News Agency
Khoảng 45% số người được hỏi cho rằng, tham nhũng trong nước đang trở nên ngày càng tồi tệ trong 4 năm qua, trong khi chỉ 29% cho rằng tình hình tham nhũng có chiều hướng giảm.
Bình luận về kết quả này, bà Oya Ozarslan, lãnh đạo Cơ quan Minh bạch Quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tham nhũng làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế, làm lung lay niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật, lạm dụng nguồn lực có hạn và mở đường cho những bất công trong xã hội. Bà Oya Ozarslan kêu gọi tất cả tầng lớp trong xã hội gắn kết để cùng giải quyết vấn đề này.
Theo kết quả điều tra, các nghị sỹ và quan chức Nhà nước được đánh giá là nhóm tham nhũng nhiều nhất.
Bên cạnh đó, phát hiện quan trọng của cuộc điều tra là sự phân cực trong chính trị đóng vai trò lớn trong nhận thức về tham nhũng trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Khoảng 41% trong xã hội nước này tin rằng Chính phủ thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng, trong khi, 41% số người khác lại nghĩ Chính phủ đang thất bại.
62% số người được hỏi thấy cán bộ của các cơ quan, tổ chức thực hiện quyền hành pháp có tham nhũng. Chỉ có 19% cho rằng các cơ quan, tổ chức hoàn toàn không tham nhũng. 20% không đưa ra ý kiến về nội dung này.
Khi được hỏi về các ngành nghề được cho là tham nhũng, 67% số người được hỏi cho rằng các nhà lập pháp đang tham nhũng, 66% cho rằng các quan chức Chính phủ tham nhũng, 64% nói các nhân viên tư pháp tham nhũng và 58% cho rằng các quan chức thuộc giới tu hành cũng tham nhũng, TI tuyên bố.
Các cơ quan, tổ chức được cho là tham nhũng nhiều nhất gồm: Cơ quan Nhà nước (41%), Quốc hội (40%), thuế (39%), chính quyền địa phương (38%), hành pháp (38%), tư pháp (36%), lãnh đạo lĩnh vực tư nhân (35%), tôn giáo (33%) và cảnh sát (32%).
Về vấn đề hối lộ, 23% số người được hỏi cho biết đã đưa hối lộ khi xin trợ cấp thất nghiệp, 20% nói đã đưa hối lộ trong quá trình theo đuổi pháp lý, 18% đã đưa hối lộ tại các trường công...
Ngoài ra, 16% nói rằng họ đã đưa hối lộ khi tiếp cận với các vấn đề an sinh xã hội, 12% đã đưa hối lộ khi sử dụng các dịch vụ y tế công cộng, 12% phải đưa hối lộ để nhận được văn bản, giấy tờ và 11% đã đưa hối lộ trong các cuộc tiếp xúc với cảnh sát giao thông.
Ngọc Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên