Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thảm họa thiên tai ở Nhật Bản tác động đến kinh tế thế giới

Thứ năm, 17/03/2011 - 21:28

Thảm họa thiên tai vừa qua tại Nhật Bản có thể sẽ có các tác động không nhỏ tới kinh tế thế giới và chính nước Nhật.

Thảm họa thiên tai ở Nhật Bản (Ảnh minh hoạ)

Theo một số chuyên gia, ở phương diện toàn cầu, do thiên tai nên nguồn vốn FDI và ODA của Nhật Bản sẽ được đưa về nước Nhật trong năm nay để phục vụ công cuộc tái thiết. Điều này có thể khiến các nước nhận ODA của Nhật bị ảnh hưởng.

Là cường quốc kinh tế lớn, sự hưng thịnh hay suy giảm của ngoại thương Nhật Bản đều ảnh hưởng đến giá cả của nhiều mặt hàng trên thế giới.

Nhật Bản dẫn đầu thế giới về công nghệ xe hơi và điện tử. Nhưng nhiều nhà máy công nghệ cao nằm trong vùng bị ảnh hưởng của động đất và sóng thần đang tạm đóng cửa (như TP Sendai nơi có các tập đoàn điện tử Toshiba, Hitachi, Canon, Sony và Fujitsu); nhiều dây chuyền lắp xe hơi tạm ngưng hoạt động do thiếu phụ tùng, do đó giới kinh doanh tại châu Á đang lo ngại việc khan hiếm một số mặt hàng điện tử hoặc thời gian giao hàng sẽ lâu hơn, do sản xuất bị gián đoạn.

Về thị trường xuất khẩu, trong giai đoạn cứu trợ người dân bị ảnh hưởng  thiên tai, nhu cầu nhập thực phẩm của Nhật Bản có thể gia tăng. Đó là các sản phẩm cơ bản hàng ngày như thịt, cá, hải sản, thực phẩm đóng hộp.

Về nhập khẩu, có dự đoán cho là một số công ty thường nhập hàng điện tử từ Nhật Bản có thể phải chịu thêm chi phí phát sinh khi đi tìm nhà phân phối mới trong giai đoạn sản xuất linh kiện điện tử tại Nhật Bản tạm thời bị gián đoạn.

Một số công ty gia công ở đĩa cứng (HDD) sẽ phải tạm mua linh kiện từ các nguồn khác ngoài nước Nhật.

Việc một số nhà máy sản xuất flash memory chip (một loại chip điện tử được dùng nhiều trong máy ảnh và điện thoại di động) tại Nhật Bản tạm ngừng hoạt động có thể làm hàng hóa khan hiếm.

Về triển vọng lâu dài, sau giai đoạn tái thiết, nhiều công ty Nhật Bản có thể sẽ đẩy mạnh kế hoạch di dời nhà máy ra khỏi nước Nhật để tránh rủi ro về thiên tai sau này. Dòng vốn sẽ được chuyển tới một số nước ở châu Á, tuy chưa biết doanh nghiệp Nhật sẽ chọn nước nào.

Theo các chuyên gia, Nhật Bản sẽ mất ít nhất 5 năm để tái thiết các khu vực bị tàn phá, do phải cân đối nhu cầu xây dựng lại nhà ở, đường sá và lưới điện với kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống đỡ được với thiên tai.

Credit Suisse và Barclays ước tính, Nhật Bản sẽ phải chi ít nhất 180 tỷ USD, tương đương 3% GDP hàng năm của nước này, để phục hồi và tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng của trận đại địa chấn vừa qua.

Tuy nhiên, chính việc tái thiết đất nước sau thảm họa sẽ thúc đẩy ngành Xây dựng Nhật Bản trong bối cảnh đang đối mặt với tương lai u ám do tình trạng dân số sụt giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại cản trở đầu tư vào các dự án hạ tầng chủ chốt trong tương lai. Là thị trường xây dựng lớn thứ 3 thế giới, Nhật Bản có đủ các nguồn lực, kỹ năng và sự gắn kết xã hội để tái thiết nhanh các khu vực bị tàn phá.

Các chuyên gia cho rằng những hậu quả của thiên tai sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Nhật Bản chỉ trong ngắn hạn, do nước này có tiềm năng rất lớn và cũng sẽ không gây hậu quả kinh tế kéo dài cho toàn cầu.

(Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm