Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 09/08/2015 - 15:35
Mỹ không dễ dàng chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc nhằm dẫn độ Lệnh Hoàn Thành về nước bởi những mâu thuẫn bắt nguồn từ chính hệ thống pháp lý của Trung Quốc.
Doanh nhân Lệnh Hoàn Thành, em trai của nguyên Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch.
Trung Quốc gần đây đã yêu cầu chính phủ Mỹ dẫn độ Lệnh Hoàn Thành, một doanh nhân giàu có và đầy tên tuổi trong giới chính trị Trung Quốc. Lệnh Hoàn Thành là em trai út của Lệnh Kế Hoạch, nguyên Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, người đang nằm trong tầm ngắm của chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động.
Như vậy liệu Mỹ có nên hợp tác, giúp đỡ Trung Quốc truy tìm và dẫn độ tội phạm. Quá trình này sẽ diễn ra như thế nào trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc chưa đạt được hiệp ước dẫn độ?
Tạp chí Foreign Policy đã đặt câu hỏi này với ông Jerome A. Cohen, giáo sư công tác tại trường Đại học Luật New York và là Giám đốc Viện Luật Mỹ-châu Á. Giáo sư A.Cohen cho rằng, giống như những người Mỹ khác, ông ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập. Nước Mỹ sẵn sàng dẫn độ các tội phạm tham nhũng từ bất cứ quốc gia nào, bao gồm cả Trung Quốc.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những lý do ngăn cản Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận dẫn độ với Trung Quốc. Một trong những lý do đó là phía Mỹ vẫn còn quan ngại về hệ thống pháp lý của Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ những tháng gần đây trở nên căng thẳng với những cáo buộc Trung Quốc tấn công chống mạng nhằm vào cơ quan chính phủ Mỹ hay việc đơn phương xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Vì vậy, sẽ rất khó để Washington đồng ý với yêu cầu của Bắc Kinh và đưa Lệnh Hoàn Thành trở về Trung Quốc.
Cách duy nhất để Mỹ giải quyết vấn đề dẫn độ với Trung Quốc là trực tiếp phân tích kỹ lưỡng từng trường hợp riêng biệt. Chính phủ Mỹ cần đánh giá liệu trường hợp này có vi phạm luật nhập cư, tài chính hay những khuôn khổ pháp luật khác. Mỹ cũng cần thảo luận trực tiếp với nghi can và các quan chức Trung Quốc để tìm ra giải pháp chung.
Trung Quốc hồi tháng Ba vừa qua đã hé lộ chiến dịch "Skynet” thay cho chiến dịch “Săn cáo”, tăng cường đề nghị Mỹ, Canada và Australia hồi hương những nghi phạm Trung Quốc đang lẩn trốn trái phép.
Bộ Công an Trung Quốc khi đó đã chỉ trích Mỹ có “thành kiến” với hệ thống pháp luật Trung Quốc và sai lầm khi cho rằng “Bắc Kinh sẽ xét xử không công bằng với các nghi phạm”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định sẽ không bắt buộc các công dân nước ngoài phải trở về quê hương mà không được xét xử công bằng.
Theo ông Zha Daojoing, giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, Lệnh Hoàn Thành ở lại Mỹ sẽ kéo theo những rắc rối ngắn hạn trong mối quan hệ Trung-Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Obama nên công khai minh bạch quyết định về trường hợp này.
Rõ ràng, Lệnh Hoàn Thành không giống như một doanh nhân Trung Quốc bình thường muốn nhập cư ở Mỹ. Nếu như anh trai Lệnh Kế Hoạch không "ngã ngựa" vì tham nhũng, Lệnh Hoàn Thành vẫn có thể tự do đi lại ở Trung Quốc.
Chính quyền Obama có thể nhìn nhận cách xử lý của chính phủ Canada đối với trường hợp của doanh nhân Trung Quốc Lai Changxing. Nhân vật từng bị truy nã gắt gao nhất Trung Quốc, đã trốn sang Canada cùng gia đình năm 1999 và bị dẫn độ trở về năm 2011.
Biên tập viên của tờ Nhân dân Nhật báo Chen Weihua cho rằng, đại đa số người Trung Quốc sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn về Mỹ nếu như Hoa Kỳ dẫn độ các quan chức và doanh nhân tham nhũng trở về đối mặt với công lý ở Trung Quốc. Đây cũng là cách để Mỹ chứng tỏ sự ủng hộ đối với chiến dịch chống tham nhũng.
Theo giáo sư Zha Daojoing, nếu Washington cho phép Lệnh Hoàn Thành tị nạn tại Mỹ thì đây sẽ là một tính toàn sai lầm. Bắc Kinh có thể trả đũa bằng việc khước từ những lời đề nghị hợp tác giữa hai nước.
Trường hợp của Lệnh Hoàn Thành cũng có thể tác động tiêu cực đến chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Washington vào tháng Chín tới. Ông Tập coi việc dẫn độ những kẻ đào tẩu là một phần quan trọng trong chiến dịch chống tham nhũng.
Trong khi khẳng định yêu cầu Trung Quốc cải thiện hệ thống tư pháp vốn còn nhiều hạn chế, Mỹ cũng không hề muốn trở thành thiên đường cho những tên tội phạm lẩn trốn.
Theo Đăng Nguyễn/nguoiduatin.vn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý