Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phản đối hành động ngang ngược mới của Trung Quốc

Chủ nhật, 25/11/2012 - 12:36

(Thanh tra) - Các nước, vùng lãnh thổ liên quan đến tranh chấp đường 9 đoạn (đường “lưỡi bò”) với Trung Quốc đều đã lên tiếng phản đối việc Bắc Kinh phát hành hộ chiếu mới với bản đồ bao trọn Biển Đông.

Hộ chiếu mới của Trung Quốc in hình bản đồ bao trọn đường “lưỡi bò” đanh tranh chấp giữa nhiều bên, gây tranh cãi

Truyền thông Pháp khẳng định: Như vậy, Trung Quốc đã tung ra thêm một thủ đoạn nhằm gián tiếp quảng bá cho chủ quyền của Bắc Kinh ngoài Biển Đông, bên cạnh các hành vi cụ thể thô bạo như tung các đội tàu cá hùng hậu ra đánh bắt tại các vùng ở Biển Đông đang tranh chấp, chặn bắt hay xua đuổi ngư dân các nước khác đến hoạt động tại các nơi mà họ cho là thuộc chủ quyền của mình, mời thầu dầu khí quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.Đó là chưa kể đến các hành vi nhằm củng cố tình trạng đã rồi tại những vùng mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng như thành lập “thành phố Tam Sa” ngay tại quần đảo Hoàng Sa để cai quản 3 quần đảo mà họ đòi chủ quyền là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa; xây dựng hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), cử đơn vị quân đội đồn trú tại đấy, phát triển hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, du lịch trên một số đảo…Theo một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, đề nghị giấu tên, được Báo Financial Times trích dẫn, thì việc in yêu sách chủ quyền ngay trên hộ chiếu là “một sự leo thang khá nghiêm trọng, vì Trung Quốc đang phát hành hàng triệu hộ chiếu mới loại này, và hộ chiếu dành cho người lớn có giá trị trong 10 năm». Nhà quan sát này cho rằng, sự kiện trên nghiêm trọng vì, nếu sau này mà Bắc Kinh thay đổi ý kiến, họ sẽ mất rất nhiều công sức để thu hồi hàng triệu hộ chiếu như vậy. Còn đối với Báo Financial Times, việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu “lưỡi bò” là dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh khó có thể nhượng bộ các nước láng giềng Đông Nam Á trên vấn đề Biển Đông.Ngày 22/11, trả lời câu hỏi “đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này, trong đó có in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên”.Hộ chiếu mới của Trung Quốc in hình bản đồ bao trọn đường “lưỡi bò” đanh tranh chấp giữa nhiều bên, gây tranh cãi. Ảnh: APPhilippines - quốc gia xưa nay vẫn lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông nhất - đã lập tức phản đối một cách mạnh mẽ.Ngày 22/11, Hãng Thông tấn AFP đã nêu bật tuyên bố đầy quan ngại của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez rằng: “Nếu để yên cho Trung Quốc làm như vậy, điều đó có nghĩa là chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc trên toàn bộ vùng Biển Đông”.Truyền thông Philippines dẫn lời Ngoại trưởng Albert Del Rosario hôm 22/11 viết trong công hàm ngoại giao gửi tới Bắc Kinh thông qua đường Đại sứ quán rằng, Manila "cực lực phản đối việc in hình đường 9 đoạn trong hộ chiếu điện tử vì bản đồ này bao gồm các phần lãnh thổ và lãnh hải của Philippines”. Chính quyền Manila khẳng định: “Philippines không chấp nhận đường 9 đoạn, cho đây là tuyên bố chủ quyền về lãnh hải một cách quá đáng, vi phạm luật pháp quốc tế".Chính phủ Ấn Độ hôm 22/11 cũng lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng với cách làm của Trung Quốc sau khi có tin chính quyền Bắc Kinh cấp hộ chiếu có bản đồ ôm trọn Arunachal Pradesh và Aksai Chin, hiện do Ấn Độ làm chủ nhưng Trung Quốc nói là của mình.Theo Nhật báo Ấn Độ The Hindu, Chính phủ Ấn Độ đã biết về vụ việc này từ nhiều tuần lễ nay khi phát hiện ra tấm bản đồ về 2 vùng đất tranh chấp trên hộ chiếu của công dân Trung Quốc đến Ấn Độ. Trong hành động đáp trả, Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh cho biết, chính thức phát hành thị thực có hình bản đồ gồm bang Arunachal Pradesh và vùng Aksai Chin cho công dân Trung Quốc đến xin visa.Trước đây, Trung Quốc từng gây ra tranh cãi ngoại giao sau khi chỉ cấp thị thực đính kèm, không phải loại tem dán vào hộ chiếu, cho công dân Ấn Độ sống tại Jammu và vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Bắc Kinh lấy lý do đây là “các vùng lãnh thổ tranh chấp” dù đây là tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, nước đồng minh của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng bác hồ sơ xin visa của công dân Ấn Độ từ bang Arunachal Pradesh, viện cớ đó chính là “lãnh thổ Trung Quốc”.Tại vùng lãnh thổ Đài Loan, hôm 23/11, Hãng tin AP cho biết, cả Quốc Dân Đảng cầm quyền và phe đối lập, đều gọi chuyện Trung Quốc cấp hộ chiếu cho dân chúng của họ với bản đồ ôm trọn Đài Loan là "hành động khiêu khích, phi thực tế".Hộ chiếu mới của Trung Quốc in hình bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đang nhận được nhiều sự chỉ trích của dư luận. Ảnh: ReutersNgày 23/11, tại Đài Bắc, Tổng thống Mã Anh Cửu đã lên án Trung Quốc “đơn phương gây tác hại cho sự ổn định nguyên trạng giữa 2 bờ eo biển mà phải vất vả lắm mới thiết lập được”.Cần nói thêm, từ trước tới nay, Đài Loan chưa bao giờ công nhận hộ chiếu Trung Quốc. Và, công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn sang vùng lãnh thổ Đài Loan đều phải xin một loại giấy thông hành riêng. Đáng nói hơn, tuy Đài Loan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng hành động mới nhất của phía Bắc Kinh khiến chính quyền Đài Bắc không ngại lên tiếng khẳng định việc “không thể nào chấp nhận thứ bản đồ đó".Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, việc in bản đồ loại mới (bao gồm đường “lưỡi bò”) trong hộ chiếu mới, lần đầu tiên có gài chip điện tử (còn gọi là hộ chiếu điện tử hay e-passport) từ tháng 5 năm nay "không nhằm vào nước nào cụ thể". Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định “Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với các nước liên quan”. (Bộ Công an Trung Quốc chịu trách nhiệm thiết kế và cấp mới các hộ chiếu. Trong loại hộ chiếu điện tử mới này, ngoài đường “lưỡi bò” còn có các hình ảnh mô tả phong cảnh Trung Quốc và 2 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan).Ở diễn biến liên quan, kể từ ngày 24/11, các hiệu sách lớn tại Trung Quốc bắt đầu bày bán bản đồ của thực thể mà họ gọi là “thành phố Tam Sa”. Đây đơn vị hành chánh mà Bắc Kinh mới thành lập, để cai quản hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm của Việt Nam vào năm 1974 và quần đảo Trường Sa hiện tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.Việc công bố bản đồ Tam Sa là hành vi mới nhất theo hướng cưỡng đoạt, nối tiếp các hành động như cho thành lập cơ quan hành chính, bầu người vào cơ quan này, thậm chí đặt đơn vị quân đội đồn trú ngay tại đấy. Không những thế, Bắc Kinh còn xúc tiến việc xây dựng hạ tầng cơ sở để đưa du khách đến thăm quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng là một hành động khiêu khích mới sau khi Bắc Kinh cho lưu hành hộ chiếu điện tử mới có in hình đường “lưỡi bò” thể hiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.Được biết, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam dự kiến có cuộc họp vào ngày 12/12 để bàn về Biển Đông và vai trò của Trung Quốc.Vũ Tiến Mạnh (Tổng hợp)

Truyền thông Pháp khẳng định: Như vậy, Trung Quốc đã tung ra thêm một thủ đoạn nhằm gián tiếp quảng bá cho chủ quyền của Bắc Kinh ngoài Biển Đông, bên cạnh các hành vi cụ thể thô bạo như tung các đội tàu cá hùng hậu ra đánh bắt tại các vùng ở Biển Đông đang tranh chấp, chặn bắt hay xua đuổi ngư dân các nước khác đến hoạt động tại các nơi mà họ cho là thuộc chủ quyền của mình, mời thầu dầu khí quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.Đó là chưa kể đến các hành vi nhằm củng cố tình trạng đã rồi tại những vùng mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng như thành lập “thành phố Tam Sa” ngay tại quần đảo Hoàng Sa để cai quản 3 quần đảo mà họ đòi chủ quyền là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa; xây dựng hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), cử đơn vị quân đội đồn trú tại đấy, phát triển hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, du lịch trên một số đảo…Theo một nhà ngoại giao ở Bắc Kinh, đề nghị giấu tên, được Báo Financial Times trích dẫn, thì việc in yêu sách chủ quyền ngay trên hộ chiếu là “một sự leo thang khá nghiêm trọng, vì Trung Quốc đang phát hành hàng triệu hộ chiếu mới loại này, và hộ chiếu dành cho người lớn có giá trị trong 10 năm». Nhà quan sát này cho rằng, sự kiện trên nghiêm trọng vì, nếu sau này mà Bắc Kinh thay đổi ý kiến, họ sẽ mất rất nhiều công sức để thu hồi hàng triệu hộ chiếu như vậy. Còn đối với Báo Financial Times, việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu “lưỡi bò” là dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh khó có thể nhượng bộ các nước láng giềng Đông Nam Á trên vấn đề Biển Đông.Ngày 22/11, trả lời câu hỏi “đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này, trong đó có in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên”.Hộ chiếu mới của Trung Quốc in hình bản đồ bao trọn đường “lưỡi bò” đanh tranh chấp giữa nhiều bên, gây tranh cãi. Ảnh: APPhilippines - quốc gia xưa nay vẫn lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc ở Biển Đông nhất - đã lập tức phản đối một cách mạnh mẽ.Ngày 22/11, Hãng Thông tấn AFP đã nêu bật tuyên bố đầy quan ngại của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez rằng: “Nếu để yên cho Trung Quốc làm như vậy, điều đó có nghĩa là chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc trên toàn bộ vùng Biển Đông”.Truyền thông Philippines dẫn lời Ngoại trưởng Albert Del Rosario hôm 22/11 viết trong công hàm ngoại giao gửi tới Bắc Kinh thông qua đường Đại sứ quán rằng, Manila "cực lực phản đối việc in hình đường 9 đoạn trong hộ chiếu điện tử vì bản đồ này bao gồm các phần lãnh thổ và lãnh hải của Philippines”. Chính quyền Manila khẳng định: “Philippines không chấp nhận đường 9 đoạn, cho đây là tuyên bố chủ quyền về lãnh hải một cách quá đáng, vi phạm luật pháp quốc tế".Chính phủ Ấn Độ hôm 22/11 cũng lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng với cách làm của Trung Quốc sau khi có tin chính quyền Bắc Kinh cấp hộ chiếu có bản đồ ôm trọn Arunachal Pradesh và Aksai Chin, hiện do Ấn Độ làm chủ nhưng Trung Quốc nói là của mình.Theo Nhật báo Ấn Độ The Hindu, Chính phủ Ấn Độ đã biết về vụ việc này từ nhiều tuần lễ nay khi phát hiện ra tấm bản đồ về 2 vùng đất tranh chấp trên hộ chiếu của công dân Trung Quốc đến Ấn Độ. Trong hành động đáp trả, Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh cho biết, chính thức phát hành thị thực có hình bản đồ gồm bang Arunachal Pradesh và vùng Aksai Chin cho công dân Trung Quốc đến xin visa.Trước đây, Trung Quốc từng gây ra tranh cãi ngoại giao sau khi chỉ cấp thị thực đính kèm, không phải loại tem dán vào hộ chiếu, cho công dân Ấn Độ sống tại Jammu và vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Bắc Kinh lấy lý do đây là “các vùng lãnh thổ tranh chấp” dù đây là tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, nước đồng minh của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng bác hồ sơ xin visa của công dân Ấn Độ từ bang Arunachal Pradesh, viện cớ đó chính là “lãnh thổ Trung Quốc”.Tại vùng lãnh thổ Đài Loan, hôm 23/11, Hãng tin AP cho biết, cả Quốc Dân Đảng cầm quyền và phe đối lập, đều gọi chuyện Trung Quốc cấp hộ chiếu cho dân chúng của họ với bản đồ ôm trọn Đài Loan là "hành động khiêu khích, phi thực tế".Hộ chiếu mới của Trung Quốc in hình bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đang nhận được nhiều sự chỉ trích của dư luận. Ảnh: ReutersNgày 23/11, tại Đài Bắc, Tổng thống Mã Anh Cửu đã lên án Trung Quốc “đơn phương gây tác hại cho sự ổn định nguyên trạng giữa 2 bờ eo biển mà phải vất vả lắm mới thiết lập được”.Cần nói thêm, từ trước tới nay, Đài Loan chưa bao giờ công nhận hộ chiếu Trung Quốc. Và, công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn sang vùng lãnh thổ Đài Loan đều phải xin một loại giấy thông hành riêng. Đáng nói hơn, tuy Đài Loan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng hành động mới nhất của phía Bắc Kinh khiến chính quyền Đài Bắc không ngại lên tiếng khẳng định việc “không thể nào chấp nhận thứ bản đồ đó".Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, việc in bản đồ loại mới (bao gồm đường “lưỡi bò”) trong hộ chiếu mới, lần đầu tiên có gài chip điện tử (còn gọi là hộ chiếu điện tử hay e-passport) từ tháng 5 năm nay "không nhằm vào nước nào cụ thể". Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định “Trung Quốc sẵn sàng đối thoại với các nước liên quan”. (Bộ Công an Trung Quốc chịu trách nhiệm thiết kế và cấp mới các hộ chiếu. Trong loại hộ chiếu điện tử mới này, ngoài đường “lưỡi bò” còn có các hình ảnh mô tả phong cảnh Trung Quốc và 2 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan).Ở diễn biến liên quan, kể từ ngày 24/11, các hiệu sách lớn tại Trung Quốc bắt đầu bày bán bản đồ của thực thể mà họ gọi là “thành phố Tam Sa”. Đây đơn vị hành chánh mà Bắc Kinh mới thành lập, để cai quản hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm của Việt Nam vào năm 1974 và quần đảo Trường Sa hiện tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.Việc công bố bản đồ Tam Sa là hành vi mới nhất theo hướng cưỡng đoạt, nối tiếp các hành động như cho thành lập cơ quan hành chính, bầu người vào cơ quan này, thậm chí đặt đơn vị quân đội đồn trú ngay tại đấy. Không những thế, Bắc Kinh còn xúc tiến việc xây dựng hạ tầng cơ sở để đưa du khách đến thăm quần đảo Hoàng Sa. Đây cũng là một hành động khiêu khích mới sau khi Bắc Kinh cho lưu hành hộ chiếu điện tử mới có in hình đường “lưỡi bò” thể hiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.Được biết, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam dự kiến có cuộc họp vào ngày 12/12 để bàn về Biển Đông và vai trò của Trung Quốc.Vũ Tiến Mạnh (Tổng hợp)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm