Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 13/11/2012 - 10:07
Theo báo Nihon Keizai (Nhật Bản), tình trạng đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang tiếp diễn và các tàu tuần tra của Trung Quốc liên tục hiện diện tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc tập trận trên Biển Hoa Đông
Việc tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đằng sau hành động cứng rắn của Trung Quốc là một thực tế rằng, sức mạnh tuần tra biển của nước này đang “lội ngược dòng” để chiếm ưu thế so với Nhật Bản.
Tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku đã trở nên nóng hơn vào mùa Hè năm nay. Một báo cáo nội bộ khẩn cấp đã được gửi tới Thủ tướng Yoshihiko Noda. Nội dung báo cáo có thể tóm tắt bằng chỉ một câu, “nếu tình trạng này tiếp diễn, sức mạnh tuần tra kiểm soát trên biển giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ đảo ngược.” Cân nhắc tình hình hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định sử dụng khoản chi dự phòng tài khóa 2012 để đẩy nhanh việc đóng mới 4 tàu tuần tra.
Tại Nhật Bản, lực lượng chính đảm nhận việc tuần tra biển là Lực lượng Phòng vệ Trên biển. Lực lượng này có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), không để tàu thuyền nước ngoài xâm phạm, đồng thời đối phó, xử lý hoạt động buôn lậu.
Tại Trung Quốc, lực lượng đảm nhận các nhiệm vụ này gồm 5 cơ quan, trong đó có Cục Hải dương Quốc gia, Cục Ngư nghiệp Bộ Nông nghiệp và Bộ Công an. Trong số các lực lượng này, tàu tuần tra của Cục Hải dương xuất hiện nhiều nhất quanh quần đảo Senkaku. Mỗi khi các tàu này xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, tàu của lực lượng phòng vệ trên biển lại đến gần và yêu cầu ra khỏi lãnh hải.
Tình trạng công thủ như vậy giữa Nhật Bản và Trung Quốc giống như một cuộc chiến tiêu hao sinh lực. Phía Trung Quốc đã nói rằng “sẽ phái tàu tuần tra đến quần đảo Điếu Ngư cho đến khi Nhật Bản thừa nhận sự tồn tại của vấn đề tranh chấp lãnh thổ.”
Một nguồn tin ngoại giao Nhật-Trung cho rằng Trung Quốc cũng đang “tránh không để tình hình trở thành xung đột quân sự dẫn đến sự can thiệp của Mỹ vào thời điểm hiện nay.” Nếu vậy, lực lượng làm tình hình thay đổi lớn chính là lực lượng cảnh bị trên biển thời bình.
Nếu xét đến số lượng tàu tuần tra, 5 cơ quan của Trung Quốc có khoảng 1500 tàu, gấp hơn 3 lần so với lực lượng bảo an trên biển Nhật Bản (có 450 tàu). Nhưng số lượng này tính cả các tàu nhỏ nên không có ý nghĩa so sánh đơn thuần. Bởi vì, chỉ có những tàu lớn trên 1000 tấn mới có khả năng tới hoạt động dài ngày quanh quần đảo Senkaku.
Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản có 51 tàu trên 1000 tấn. Trung Quốc không công bố chính thức về số tàu họ có, nhưng tổng hợp báo chí và tư liệu thì nhiều ý kiến phân tích cho rằng họ có khoảng 45 tàu trên 1000 tấn. Như vậy, Nhật Bản hiện đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, vấn đề là từ nay trở đi, nhiều khả năng số tàu tuần tra cỡ lớn của Cục Hải dương Quốc gia và Cục Ngư nghiệp Bộ Nông nghiệp Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản trong vòng 2-3 năm tới.
Đến năm 2015, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc có kế hoạch tăng số tàu cỡ lớn trên 1000 tấn thêm 22 chiếc, Cục Nông nghiệp tăng thêm 5 chiếc. Như vậy Trung Quốc sẽ có tổng cộng hơn 72 tàu cỡ lớn trên 1000 tấn trong vòng 2-3 năm nữa. Trong khi đó, số tàu của Nhật Bản hầu như không thay đổi. Lực lượng Bảo an Trên biển đến năm 2014 sẽ trang bị thêm 11 tàu cỡ lớn, nhưng đây là những tàu thay thế cho các tàu cũ phải thanh lý.
Không chỉ có vậy, trong khi Lực lượng Phòng vệ Trên biển của Nhật Bản phải gánh vác tất cả các nhiệm vụ từ tuần tra cảnh giới lãnh hải, cứu hộ, cứu nạn, cho đến đối phó với tội phạm trên biển, thì Trung Quốc phân chia nhiệm vụ cho 5 cơ quan của họ. Nếu tiến hành cuộc chiến tiêu hao sinh lực, Trung Quốc sẽ có lợi thế khi thay đổi luân phiên giữa các cơ quan của họ.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cân nhắc đến sự đảo ngược trong sức mạnh tuần tra biển giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nên đã bắt đầu thảo luận về những ảnh hưởng và đối sách. Điều Nhật Bản cần phải làm là lập kế hoạch trung và dài hạn, tăng cường sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ Trên biển.
(Theo Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà